(Thethaovanhoa.vn) - Tranh Tết xa xưa là ấn phẩm từ những bức tranh khắc gỗ dân gian của các địa phương như làng Mái, tức Đông Hồ (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), làng Kim Hoàng (huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội), phố Hàng Trống (Hà Nội), làng Sình (Huế)… Nhưng xét về đề tài đa dạng và số lượng nhiều thì chủ yếu là tranh làng Đông Hồ và phố Hàng Trống.
- Xuất hiện tranh hiếm của Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm giữa 'chợ tranh Tết 2016'
- Giúp trẻ khám phá tranh Tết Việt Nam cổ truyền
- Tranh Tết của Nguyễn Quân: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già?
Chỉ như vậy thôi, căn nhà đã trở nên bừng sáng, những nét vẽ, những sắc màu đã nói hộ những ước nguyện của lòng mình và đặc biệt những bức tranh ấy đã che đậy những bức vách, phên nứa và sự nghèo nàn của những căn nhà lâu ngày cũ nát.
Còn bây giờ thì chả mấy người quan tâm đến thứ tranh này nữa. Loại tranh này nó xoàng xĩnh sơ sài quá. Nếu có thì cũng chẳng biết treo vào đâu vì không còn nhà bức vách, phên nứa nữa mà toàn là tường sơn, tường vôi phẳng phiu sang trọng, ai nỡ đóng đinh hoặc dán lên tường để trưng mấy tờ tranh giấy lòe loẹt như vậy?!
Gần bốn chục năm đất nước Đổi Mới. Những ước vọng trước thềm năm mới bây giờ khác xưa nhiều rồi. Người ta không mơ ước hình ảnh con gà, con lợn hay ăn no mặc ấm nữa. Mọi tư duy thẩm mỹ và khát khao mong ước đầu năm mới là đem lại hạnh phúc giầu sang phú quý, xe hơi nhà lầu, ăn ngon mặc đẹp… Vì vậy tranh Tết xoàng xoàng, nội dung không phù hợp như xưa không còn ai mua nữa. Thế là một dòng tranh bị tàn lụi
Nhưng lạ thay vào những ngày Tết Nguyên Đán hằng năm, trên thị trường Việt Nam vẫn bán tranh ảnh Tết. Không thiếu thứ gì, hình ảnh con giáp của năm mới, câu đối Tết, các chữ đại tự, những Ông Phúc, Ông Lộc, Ông Thọ, những lời răn của Phật, tranh ảnh phong cảnh… Chỉ khác là loại tranh ảnh này từ nước ngoài tràn vào bằng con đường tiểu ngạch.
Họ khảo sát rất kỹ thị hiếu của dân ta, họ in bằng chất liệu vải hoặc giấy tốt, không những trình bày rất bắt mắt mà còn dùng chữ Quốc ngữ Việt Nam cho người Việt, các bức tranh có tra trục gỗ rất đẹp để treo trên tường sang trọng và lịch sự.
Như vậy, không phải dân ta không thích treo tranh trong những ngày Tết nữa đâu, mà tranh Tết của ta phải như thế nào. Chả lẽ một phong tục lâu đời, một nét đẹp mang đậm hồn dân tộc với ý nghĩa nhân văn cao cả mà nỡ để lụi tàn sao?
Họa sĩ Đinh Xế
Thể thao & Văn hóa Xuân Bính Thân 2016
Tags