Muốn học sinh đọc sách, hãy nghe các em nói

Thứ Năm, 29/08/2019 06:46 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Hai ngày trước, buổi tọa đàm “Thói quen đọc sách góp phần hình thành nhân cách cho học sinh như thế nào?” đã diễn ra tại TP HCM. Những tưởng, đó chỉ là một trong nhiều tọa đàm về đề tài này - vốn vẫn thường xuyên diễn ra và thực sự cũng không có gì mới mẻ.

Chào tuần mới: Người đọc sách

Chào tuần mới: Người đọc sách

Dư âm của “Ngày sách Việt Nam” vẫn chưa qua, chứng có là nhiều hội sách vẫn còn kéo dài đến ngày hôm nay (22/4). Trong tuần này, chúng ta lại đón chào ngày Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4) và Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4).

Nhưng lần này thì khác - khi có tới 18/23 tham luận là của các thày cô và đặc biệt là của học sinh từ lớp 5 đến lớp 10. Ở đó, chúng ta thấy một thông điệp nổi bật: muốn học sinh đọc sách, hãy nghe ý kiến từ các em trước đã.

Đó là những tham luận “Đọc sách - thay đổi chính mình” của Lê Nguyễn Vân Anh (lớp 5, Tiểu học Triệu Thị Trinh), “Ấn tượng về người bạn tốt và những rào cản trong việc đọc sách ngày nay của chúng em” của Lê Ngọc Phương Trinh (lớp 8A2, THCS Nguyễn Hiền) ,“Câu chuyện cổ động đọc sách” của Nguyễn Phương Anh (lớp 10, THPT Lê Quý Đôn). Bên cạnh việc thừa nhận những ích lợi của sách, các em cũng nhắc tới những rào cản đối với mình trong chuyện này.

“Việc đọc gần như không hề có trong suy nghĩ của mỗi người. Thế nhưng chúng em không đọc sách không phải hoàn toàn là do lỗi ở công nghệ điện tử, bởi muốn đọc sách thì cũng cần những phương tiện hỗ trợ nhất định. Những quyển sách hiện nay có giá không hề rẻ, mà muốn mua sách thì cần có tiền, việc này phải nhờ tới sự hỗ trợ của phụ huynh - Lê Ngọc Phương Trinh trình bày Hiện tại, chúng em muốn đọc sách cũng không hề dễ dàng, sáng 6h đã dậy đi học đến 16h-17h, sau đó còn phải học thêm đến 20h-21h mới về đến nhà, rồi làm bài ở trên trường đến tận 22h-23h”.

Chú thích ảnh
Trẻ đọc sách. Ảnh: TTXVN

Lịch trình cuộc đời học sinh mà Lê Ngọc Phương Trinh trình bày không phải là ngoại lệ với các phụ huynh đang có con đi học. Đó là câu chuyện ngày càng phổ biến, khi việc học quá nặng khiến nhiều em phải loay hoay bố trí thời gian cân đối về ăn uống, ngủ nghỉ - chứ chưa nói tới việc đọc.

Như thế, muốn học sinh đọc sách thì cần sắp xếp lại lịch học, thời gian nghỉ ngơi, có nhàn nhã một chút thì đọc sách mới dễ. Đó là nói đi - còn nói lại, khi mà mọi người ai cũng quá bận rộn, giả dụ ở thành phố mà chỉ cho con cháu học ngày một buổi, việc đưa đón, trông nom sẽ không hề đơn giản.

***

Đất nước đang giai đoạn đang phát triển, những yêu cầu về việc học, về nhân lực cũng khắc nghiệt hơn, nên việc chạy đua học tập cũng sẽ gay cấn hơn. Chỉ có điều học mà thiếu đọc sách thì quả là đơn điệu, ít khác biệt, hạn chế sáng tạo. Nhà văn thời danh Murakami Haruki nói rằng: “Nếu bạn chỉ đọc những cuốn sách mà tất cả mọi người đều đọc, bạn chỉ có thể nghĩ tới điều tất cả mọi người đều nghĩ tới”.

Nhưng từ những lời trình bày thẳng thắn của các em, chúng ta có lẽ cũng nên nghĩ lại: lâu này, dư luận vẫn có phần chê trách chuyện đọc sách của học sinh - sinh viên, nhưng do thiếu tiếng nói trực tiếp từ họ, nên đôi khi còn phần “quan cách”, “suy diễn”, hoặc “duy ý chí”. Câu chuyện đọc sách từ con mắt chuyên gia hoặc những người đã trưởng thành hoàn toàn khác trẻ em cũng như khác học sinh - sinh viên. Người trưởng thành mà còn thích đọc sách thì thường nhìn việc đọc sách chỉ toàn thấy ích lợi, nhẹ nhàng, ít tốn kém, trong khi với trẻ em, học sinh thì không dễ để nhìn như vậy.

Vô Ưu

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›