(Thethaovanhoa.vn) - Tùng Dương lên trao giải Cống hiến “Ca sĩ của năm” cho Sơn Tùng M-TP; Lại là Nguyễn Nhật Ánh với “Cô gái đến từ hôm qua” được chuyển thể điện ảnh. Trong khi đó, hiện tượng cá chết - thảm cảnh chấn động xã hội đã được chuyển thể vào… nhiếp ảnh, với bộ ảnh nude vì… cá chết được tung ra.
- Remix Giải trí: Trấn Thành – Hari Won 'diễn bài ca' hạnh phúc và chiến thắng
- Remix Giải trí: 22 triệu thành trí thức, 200 nghìn không cứu được văn hóa của 'soái ca'
* Tùng Dương trao giải cho Sơn Tùng M-TP: Một ẩn dụ đẹp
Có rất nhiều điều để nói về Giải Âm nhạc Cống hiến lần 11 – 2016 vừa kết thúc tối 24/4, và tràn ngập trên các báo ngày hôm qua. Sự lên ngôi của các nhân tố trẻ như Sơn Tùng M-TP, Mew Amazing (Đức Hùng), Tiên Tiên; trong khi các “cựu binh” như Tùng Dương, Giáng Son, Quốc Trung… vẫn chiếm giữ những vị trí “vô đối”.
Nhưng theo tôi, điều đặc biệt ấn tượng ở Lễ trao giải này, mà một số người xem như một “ẩn dụ” về nhạc Việt, đó là một màn trình diễn không thể tuyệt vời hơn ở gần kết chương trình, khi Tùng Dương, người vừa giành được giải Cống hiến thứ 9, trao giải Ca sĩ của năm cho một “đàn em” về tuổi tác là Sơn Tùng M-TP.
Tùng Dương trao giải "Ca sĩ của năm" cho Sơn Tùng M-TP trên sân khấu Cống hiến
Điều thú vị là chính Tùng Dương cũng được đề cử ở hạng mục này và có lẽ là người giành được nhiều giải Ca sĩ của năm nhất trong lịch sử Cống hiến. Năm nay, anh đã “nhường chỗ” cho người có tên trùng với tên đệm của mình (Sơn Tùng M-TP) trong một cuộc đua sát nút để thắng đậm ở hạng mục khác – Chương trình của năm.
Ngay trước giờ trao giải, Tùng Dương cũng nói rằng, với anh thắng hay thua ở Cống hiến không còn quan trọng nữa, và 2 điều ý nhất trong cuộc đời anh chính là Thập kỷ hoan ca và… làm bố. Anh đã được tại nguyện tại Lễ trao giải Cống hiến năm nay khi giành chiến thắng với Thập kỷ hoan ca. Trên sân khấu Tùng Dương giơ cao cúp Cống hiến lần thứ 9 và cảm ơn.. voi con và… voi mẹ (Voi là biệt danh của con trai anh).
Tùng Dương giành giải Cống hiến thứ 9 với "Thập kỷ hoan ca"
Thị trường âm nhạc thuộc về những người dẫn đầu. Trong hơn một thập kỷ qua, nó được định danh bởi những tên tuổi lớn và giờ là những tiếp nối từ thế hệ trẻ mà Đức Hùng, Sơn Tùng hay M-TP Tiên Tiên đang là đại diện điển hình.
Click vào đây để xem thêm về Lễ trao giải Cống hiến.
* Vẫn là Nguyễn Nhật Ánh
Tại Giải Cống hiến, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, bài hát được gợi hứng từ tác phẩm cùng tên của Nguyễn Nhật Ánh không vượt qua được “Thật bất ngờ”, dù Ái Phương thực sự thỏa đáng trên thảm đỏ và trên sân khấu.
Nhưng, sức hút của Nguyễn Nhật Ánh vẫn tiếp tục vượt ra khỏi biên giới của văn học. Đạo diễn “Em là bà nội của anh” Nguyễn Phan Gia Linh vừa ký kết cùng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh để thực hiện chuyển thể điện ảnh "Cô gái đến từ hôm qua", cuốn sách từng được đưa vào giảng dạy tại Đại học Moskva.
"Cô gái đến từ hôm qua" sẽ lại gây một cơn sốt mới?
Cô gái đến từ hôm qua sẽ bắt đầu bấm máy vào tháng 8/2016 và dự kiến ra rạp trong năm 2017. Chưa biết bộ phim có gây sốt như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” hay không, nhưng hẳn rằng, rồi đây cụm từ “Cô gái đến từ hôm qua” lại một lần nữa được tìm kiếm nhiều, thật nhiều trên Google, thậm chí có thể thành “khẩu ngữ” của giới trẻ như… “Em của ngày hôm qua”.
* Nỗi đau cá chết miền Trung được “chuyển thể” vào nhiếp ảnh nude
Thông tin trên một số báo cho hay, một nữ nhiếp ảnh cũng có chút ít tên tuổi là Vũ Thị Bích Hồng đã gửi gắm thông điệp ý nghĩa về thảm họa cá chết ở miền Trung qua bộ ảnh nghệ thuật. Mà nghệ thuật ở đây lại là ảnh… nude, mà nhân vật là cả nam và nữ.
Qua một số bức được loan truyền trên các báo, có thể thấy bộ ảnh này dùng hình tượng người mẫu nam và nữ để biểu hiện cái gọi là sự quằn quại đau đớn rồi gục ngã trên bãi biển của những con cá xấu số; cùng một số bức thể hiện sự giao hòa giữa con người và biển cả, thiên nhiên.
Bộ ảnh này được thực hiện tại một bãi biển vắng người ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tuy là ảnh nude, nhưng bộ ảnh khá kín đáo và có ý tưởng, không gây phản cảm như bộ ảnh “Nude vì môi trường” của Ngọc Quyên trước đây. Nhưng để đánh giá bộ ảnh này thì phải chờ các chuyên gia lên tiếng.
Ở đây, tôi chỉ thấy rằng, vụ cá chết dọc bãi biển miền Trung là chuyện quốc gia đại sự, liên quan đến cuộc mưu sinh của hàng vạn, hàng triệu ngư dân ở khúc ruột của đất nước; là một thảm họa môi trường chấn động cả nước. Vụ việc đó cũng rất cần “chuyển thể” vào nghệ thuật, như những bộ phim tài liệu, những triển lãm sắp đặt lớn... Nghĩa là một tiếng nói mạnh mẽ, trực diện để làm toát lên nỗi đau của biển Việt Nam; chứ không phải là… ảnh nude, một thể loại nghệ thuật ít nhiều gây sốc, và có lẽ không phù hợp với đại chúng trong lúc này, và trong vụ việc này.
Cần làm những bức ảnh chân thực như thế này về cá chết ở miền Trung, thay vì ảnh nude vì cá chết. Ảnh minh họa
Tôi nghĩ thế. Tốt hơn hết trong lúc này, trong khi chờ cơ quan chức năng ra kết luận, không phải là nude, mà nên mặc đồ bảo hộ lao động vào để tham gia thu dọn cá chết, giữ sạch môi trường biển, đồng thời tuyên truyền phổ biến cho người dân về quy định cấm chế biến sử dụng cá chết.
* 3 chữ phỉ báng nghệ sĩ, phải bồi thường 500 triệu đồng
Hôm 24/4, Giám đốc điều hành và Giám đốc nội bộ của một công ty nhân sâm Hàn Quốc bị phạt 30 triệu won (26.000 USD) vì tội phỉ báng sau khi tuyên bố ngôi sao hallyu Bae Yong Joon “điên vì tiền”.
Sở dĩ 2 người này phải chịu hình phạt cao bất thường do tội phỉ báng là bởi Bae Yong Joon là một nhân vật của công chúng, có một vị trí đặc biệt.
Mắng Bae Yong Joon là “điên vì tiền”, lãnh đạo một công ty ở Hàn Quốc bị phạt 26.000 USD
Đọc lại chữ “điên vì tiền”, xem lại mức phạt mà kinh. Nhìn về Việt Nam, trong bối cảnh ngươi ta lên mạng chửi bới, bôi nhọ nhau ầm ĩ bằng những từ ngữ khiếm nhã khiến facebook cũng phải “chặn” mới biết dân tình “liều lĩnh” như thế nào.
Không ít nghệ sĩ bị mạt sát công khai, dường như không có điểm dừng, mà gần đây nhất là Ngọc Trinh. Hãy dừng lại khi nói về nhau, trước khi là quá muộn. Bởi pháp luật nước ta cũng không dung tha việc bôi nhọ, phỉ báng người khác trên mạng internet.
* "Hôi của" - nỗi xấu hổ chẳng của riêng ai
Nhìn ra thế giới cũng khiến mọi người bắt buộc phai thay đổi hành vi của mình. Tất nhiên, thế giới không phải chỗ nào cũng tốt đẹp như ta tưởng tượng. Có những nơi nổi tiếng yên bình, hoa lệ, nhưng nạn trộm cắp, cướp giật cũng như rươi.
Nạn hôi của, những tưởng là chỉ nhức nhối ở Việt Nam qua một vài vụ việc bị dư luận lên án, nào ngờ, ngay tại nước Anh cũng vừa xảy ra chuyện tranh cướp mấy chai nước suối.
Cụ thể, hàng chục người dân thủ đô London tranh giành nhau các chai nước phục vụ cho các vận động viên tham gia giải chạy marathon diễn ra vào ngày 24/4 tại đây. Số nước này được đặt ở nhiều điểm trên đường đua, nhưng một số kẻ đã lao vào giành lấy, thậm chí vác cả xe nôi của trẻ em để “hôi của".
Một số người ở Anh đã cướp các chai nước dành cho VĐV Marathon
Thế mới biết giữa ban ngày ở nơi văn minh bậc nhất thế giới nhưng vẫn có nơi “mặt trời” không chiếu tới, để sự dã man hoành hành. Và cũng như thế mới biết, lòng tham của con người rất dễ trỗi dậy, nếu không được pháp luật và dư luận xã hội điều chỉnh.
Đông Kinh (tổng hợp)
Tags