ĐKVĐ Trung Quốc giải thể vì 'bong bóng' bóng đá đã vỡ: Vì đâu nên nỗi?

Thứ Ba, 02/03/2021 11:04 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Chưa đầy 4 tháng sau ngày vô địch Super League Trung Quốc, CLB Giang Tô thông báo giải thể do không có kinh phí duy trì hoạt động

Bóng đá hôm nay 2/3: Real Madrid có điểm phút 89. Shaw và Solskjaer thoát án phạt của FA

Bóng đá hôm nay 2/3: Real Madrid có điểm phút 89. Shaw và Solskjaer thoát án phạt của FA

Bóng đá hôm nay 2/3: Shaw và Solskjaer thoát án phạt của FA. Real thoát hiểm phút 89. Lịch thi đấu bóng đá.

Tập đoàn bán lẻ Tô Ninh, công ty mẹ của CLB bóng đá Giang Tô, thông báo cả đội nam và đội nữ Giang Tô đều dừng hoạt động.

Vì đâu nên nỗi?

Đơn giản là định hướng phát triển và các mục tiêu ưu tiên của các ông chủ tập đoàn Tô Ninh (chủ sở hữu CLB Giang Tô) đã thay đổi. Giang Tô từng qua mặt Liverpool để chiêu mộ Alex Teixeixa từ Shakhtar Donetsk với giá 26 triệu bảng, từng suýt kí hợp đồng khủng chiêu mộ Gareth Bale vào Hè 2019. Nhưng bây giờ các ông chủ của họ không còn muốn tiếp tục đầu tư cho bóng đá.

Trong thông báo dừng hoạt động CLB Giang Tô mà thực chất là giải thể đội bóng này, các ông chủ tập đoàn Tô Ninh nói rằng họ đã tìm các nguồn đầu tư bên ngoài để duy trì hoạt động của cả đội nam và nữ Giang Tô nhưng bất thành.

Chú thích ảnh
CLB Giang Tô giải thể chỉ hơn 3 tháng sau ngày vô địch Super League Trung Quốc

Chủ tịch tập đoàn Tô Ninh Trương Cận Đông nói đầu tháng này là họ sẽ đóng cửa tất cả các cơ sở kinh doanh không thuộc dạng bán lẻ nhằm tập trung kinh doanh những gì là thế mạnh của họ.

Với tuyên bố này, trừ khi Giang Tô tìm được nhà tài trợ mới, điều bất khả thi do dịch bệnh đang lan tràn trên toàn cầu và chính quyền không quan tâm tới bóng đá, CLB này sẽ biến mất.

Ông chủ của Giang Tô cũng là ông chủ của Inter Milan?

Thực tế đúng vậy dù các ông chủ của tập đoàn Tô Ninh đảm bảo rằng những chuyện xảy ra ở Trung Quốc sẽ không lặp lại ở Italy.

Inter đang hướng đến mục tiêu giành Scudetto lần đầu tiên trong 10 năm qua và hiện dẫn đầu Serie A với 4 điểm nhiều hơn Milan. Bất chấp những động thái trấn an của các ông chủ tập đoàn Tô Ninh, việc CLB Giang Tô phải giải thể là tín hiệu cảnh báo chuyển chẳng lành có thể đến với Inter Milan.

Chú thích ảnh
Ông chủ của CLB Giang Tô cũng là ông chủ của Inter Milan

Chính tập đoàn Tô Ninh cũng đang tìm kiếm các nguồn tài trợ bên ngoài để giúp họ chi trả khoản tiền lương khổng lồ cho cầu thủ Inter nhưng đến nay vẫn không có mạnh thường quân nào quan tâm.

CLB Giang Tô không phải nạn nhân duy nhất

Giang Tô không phải nạn nhân duy nhất phải trả giá do sự thay đổi định hướng đầu tư của các ông chủ. Nhiều CLB khác của Trung Quốc cũng gặp khó khăn tài chính vì các ông chủ không còn quan tâm đến bóng đá nên không muốn tiếp tục bơm tiền để duy trì hoạt động cho các đội bóng họ sở hữu.

Trước khi mùa giải Super League Trung Quốc diễn ra hồi tháng 5/2020, CLB Thiên Tân Thiên Hải, từng là bến đỗ của Alexandre Pato và Axel Witxel, đã tuyên bố phá sản. Đối thủ cùng thành phố với họ là Những con hổ Thiên Tân có nguy cơ cùng chung số phận trong năm nay.

Ban tổ chức Champions League Châu Á từng cấm CLB Sơn Đông Lỗ Năng tham dự giải đấu này do đội bóng Trung Quốc lâm vào cảnh nợ nần với những khoản thanh toán quá hạn không được giải quyết.

Do các CLB gặp khó khăn tài chính nên LĐBĐ Trung Quốc (CFA) đã phải kéo dài hạn chót cho các CLB xác nhận chi trả lương cầu thủ năm 2020 hồi tháng 1/2021

Có tới 11 đội bóng không đủ điều kiện tham gia các giải bóng đá chuyên nghiệp của Trung Quốc mùa trước vì lí do tài chính trong khi 5 đội khác rút lui khỏi giải.

Chú thích ảnh
Qua rời thời các ngôi sao như Alex Teixeira đổ bộ xuống Super League Trung Quốc

Gốc rễ vấn đề ở đâu?

Các CLB Trung Quốc từng có thời vung những khoản tiền khổng lồ để thu hút các tên tuổi lớn của bóng đá Châu Âu và Nam Mỹ và chính kiểu chi tiêu phóng tay này cuối cùng đã làm hại họ.

Carlos Tevez từng kiếm được 34 triệu bảng/năm khi gia nhập Thân Hoa Thượng Hải và anh là ví dụ điển hình cho việc một CLB của Trung Quốc đốt tiền như thế nào để chèo kéo những tên tuổi lớn nhất của bóng đá Châu Âu tìm đến Châu Á.

Hồi 2017, có tới 6/10 cầu thủ được trả lương cao nhất thế giới chơi ở Super League Trung Quốc. Ngoài Tevez, danh sách này còn có những Ezequiel Lavezzi, Oscar, Hulk, Gervinho và Axel Witsel.

Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc ngày càng không hài lòng với việc các CLB dựa dẫm quá nhiều vào nguồn tiền từ các ông chủ và thiếu những nỗ lực thực sự để tự phát triển và thu hút CĐV.

Thống kê mùa giải 2019 cho thấy lượng khán giả bình quân đến sân theo dõi một vòng đấu của Super League Trung Quốc chỉ đạt cỡ 24.076 người, mỗi trận đấu chỉ có khoảng 2634 khán giả.

Nhằm tránh tình trạng các CLB dựa dẫm quá nhiều vào các ông chủ giàu có, LĐBĐ Trung Quốc đã thực hiện những điều chỉnh ngăn cản các ông chủ tiếp tục phát triển kinh doanh ở các CLB. Thế nên, nhiều trong số họ không còn mặn mà với với dự án đầu tư cho bóng đá nữa.

Các tên tuổi lớn đi về đâu?

Hệ quả của việc các ông chủ rút vốn đầu tư là nhiều ngôi sao cũng “chuồn” khỏi Super League Trung Quốc mấy năm qua. Carlos Tevez dừng hợp đồng với Thân Hoa Thượng Hải để trở về Boca Juniors, Axel Witsel trở lại Dortmund, Rafa Benitez chỉ dẫn dắt Dalian Yifang 18 tháng còn Salomon Rondon cũng đã rời CLB này.

Với những biện pháp của chính phủ Trung Quốc, với việc các ông chủ giàu có chuyển hướng đầu tư, thời kỳ các CLB của Super League Trung Quốc vung tiền chiêu mộ và trả lương khủng để thu hút các ngôi sao Châu Âu đã qua.

HT
Tổng hợp

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›