Doãn Quốc Đam gặp lừa đảo: Thủ đoạn quen thuộc nhiều người gặp hiện nay

Thứ Hai, 16/09/2024 20:35 GMT+7

Google News

Doãn Quốc Đam cũng cảnh báo mọi người cẩn thận với chiêu trò lừa đảo đang phổ biến hiện nay.

Mới đây, nam chính phim Độc đạo đăng tải hình ảnh đoạn tin nhắn với nội dung trao đổi giữa mình và người tự nhận là người giao hàng kèm dòng chú thích: "Gớm nghĩ tội. Sau muốn lừa đảo kiếm đứa nào ăn nói gãy gọn vào nhóm nhé. Chứ gọi điện nói ấp a, ấp úng thì ai tin mà lừa được người ta. Xin lỗi em, anh làm mất của em 10 phút điện thoại để nghe em giải trình. 

Số nhà thì không hỏi cứ em ném anh chuyển khoản nhé. Ném lại ném hẳn giữa ngõ cho uy tín, bé trả lời như học sinh cấp 2 vậy. Bà con cô bác cẩn thận với cái chiêu trò lừa đảo kiểu này nhé".

Cụ thể, người này nói rằng đơn hàng của Doãn Quốc Đam đã được để vào nhà và đề nghị sao nam thanh toán số tiền. Tuy nhiên, nam diễn viên chưa vội vàng thanh toán ngay và hỏi vặn lại người giao hàng khiến bên kia bối rối. 

Doãn Quốc Đam kể chuyện gặp lừa đảo: Thủ đoạn rất quen thuộc hiện nay - Ảnh 1.

Doãn Quốc Đam kể chuyện gặp lừa đảo: Thủ đoạn rất quen thuộc hiện nay - Ảnh 2.

Nội dung câu chuyện được Doãn Quốc Đam đăng tải

Dưới bài chia sẻ của diễn viên phim Làng trong phố, khán giả để lại nhiều bình luận bày tỏ sự đồng cảm bởi nhiều người cũng gặp phải trường hợp tương tự:

"Nó lừa cháu suốt. Trước mua đồ hay không nhớ nhưng may đợt này nghèo không mua gì nên không lừa được".

"Hôm trước em cũng suýt bị lừa kiểu này, may mà em không chuyển khoản trước".

"Nó lừa em suốt anh ạ. Đã nghèo lại suốt ngày có người gọi giao hàng. Nghe đã thấy bất ổn rồi".

Doãn Quốc Đam kể chuyện gặp lừa đảo: Thủ đoạn rất quen thuộc hiện nay - Ảnh 3.

Diễn viên Doãn Quốc Đam

Được biết, đây là chiêu trò lừa đảo phổ biến thời gian gần đây, chủ yếu nhắm đến những người bận rộn, ít khi ở nhà và không thể trực tiếp nhận hàng. Các đối tượng xấu sẽ giả mạo là nhân viên giao hàng của các sàn thương mại điện tử và chủ động gọi điện thoại đến những nạn nhân bất kỳ và thông báo về việc giao hàng.

Theo đó, kẻ gian sẽ thông báo về việc giao hàng và yêu cầu nạn nhân chuyển khoản một số tiền nhỏ khoảng 100.000-300.000 đồng. Với số tiền không quá lớn, nhiều người sẽ có tâm lý tin tưởng, không kiểm tra kỹ thông tin về đơn hàng và mắc bẫy của những kẻ lừa đảo. Nếu người nhận nói rằng có thể nhận hàng trực tiếp, chúng sẽ lập tức tắt máy.

Có thể thấy, chiêu trò của các đối tượng lừa đảo ngày càng trở nên tinh vi hơn. Do đó, người dân cần hết sức cảnh giác, không nên chuyển tiền cho người lạ và cần xác minh thật kỹ các thông tin trước khi chuyển khoản.

Duy An (Tổng hợp)

Chia sẻ
Đọc thêm
  • Xem thêm  ›