(Thethaovanhoa.vn) - Cuộc trò chuyện của ông chủ quán cà phê tuần này là với một nhà báo thể thao, người tin rằng nếu có một cuộc xếp hạng thì Việt Nam chỉ thuộc về thế giới thứ ba của đời sống giải trí thể thao.
- Cà phê thể thao: 'Thóc giống là phải 3 sôi 2 lạnh'
- Cà phê Thể thao: Văn minh bóng đá
- Cà phê Thể thao: 35 tỉ và chuyện không xây nổi cái toilet tử tế
- Cà phê thể thao: Ôi, lãng phí quá
- Cà phê thể thao: Cớ gì đòi tôi phải có bao nhiêu tiền?
Nhà báo Thể thao: Đó là giải Quần vợt Vietnam Open 2015 dù cho đó chỉ là một giải thuộc ATP Challenger Tour, hệ thống thấp thứ hai của quần vợt chuyên nghiệp, sau ATP Tour và đúng ra là thấp thứ ba nếu tính cả Grand Slam. Challenger Tour 2015 có 123 giải, và cơ hội quảng bá ra với thế giới là khá hạn chế do nó chỉ truyền trực tuyến qua qua internet, trong khi người hâm mộ Việt Nam lại chờ đợi những tay vợt hàng đầu.
Vậy sự kiện Man City tới Việt Nam?
Đó chỉ là một trận giao hữu và các nước Đông Nam Á còn có nhiều trận giao hữu còn đình đám hơn. Thái Lan thậm chí còn có cả một giải giao hữu với nhiều đội bóng tới từ Anh cùng tham dự. Và chúng ta hãy tạm quên bóng đá đi, bởi đời sống giải trí thể thao cần sự đa dạng.
Singapore đang tổ chức giải WTA championships, là một trong 5 giải tennis lớn nhất làng banh nỉ nữ thế giới, hấp dẫn chỉ sau các giải Grand Slam. Singapore còn là chủ nhà của Đua xe Công thức 1. Malaysia là chủ nhà của một giải ATP Tour 250, WTA Tour Premier.
Malaysia trong tuần vừa qua là trung tâm của thế giới thể thao tốc độ. Họ đăng cai hai giải thuộc Motor2 và Motor3, chỉ đứng sau Motor GP. Họ cũng là chủ nhà của cuộc đua Công thức 1. Những giải đấu thế này được coi là đỉnh cao của thể thao giải trí bên cạnh khả năng quảng bá hình ảnh, thu hút đầu tư, tài trợ. Năm ngoái, ở thời điểm đỉnh cao, có khoảng 425 triệu người đã theo dõi trực tiếp cuộc đua Công thức 1. Malaysia, Thái Lan đều có các giải Golf tầm cỡ thế giới của PGA hoặc LPGA. Malaysia năm sau sẽ tổ chức giải Vô địch bóng bàn thế giới.
VietNam Open là đã quảng bá được hình ảnh quần vợt Việt Nam. Ảnh: Quang Liêm
Làm thế nào để chúng ta có thể đưa những sự kiện như vậy về Việt Nam?
Hãy nói về cơ sở vật chất trước tiên. Chúng ta hiện đang tụt hậu rất xa so với khu vực. Khu tổ hợp thể thao hiện đại nhất của Việt Nam là Mỹ Đình với một SVĐ quốc gia có sức chứa 40 ngàn chỗ ngồi, một Cung thể thao dưới nước. Nằm liền kề khu này là Trung tâm Huấn luyện Thể thao cuả Hà Nội một Cung điền kinh trong nhà. Nhưng nó thua xa so với các tổ hợp thể thao của Singapore, sân Rajamangala của Thái Lan, sân Bukit Jalil của Malaysia.
Tất cả các sân bóng ở những thành phố lớn hiện vẫn đang được sử dụng là xây cách đây hàng thập kỷ, trước Thống nhất hoặc Đổi mới. Không thể tin, nhưng là sự thật, sân vận động chính của một thành phố lớn nhất cả nước như TP HCM lại là một cái sân cũ kỹ, chỉ một góc có mái che và cỏ trồng ở đó cũng là loại cỏ chỉ dùng ở các sân bóng cấp huyện. Tổ hợp quần vợt lớn nhất Việt Nam hiện nay là Trung tâm Lan Anh ở TP HCM có sức chứa 2 ngàn chỗ ngồi và mái che của nó vẫn bị dột khi mưa lớn.
Trường đua xe F1 mà người ta dự tính đầu tư trị giá 150 triệu USD ở thành phố du lịch Nha Trang cách nay bốn năm hiện đang nằm trong ngăn kéo của ai đó. Một hệ thống cơ sở vật chất như vậy có thể từng đón đội tuyển quật vợt Davis Cup của Mỹ với những tay vợt lừng danh như Stan Smith, Arthur Ashe cách nay hơn 4 thập kỷ, hoặc tổ chức những giải bóng đá quốc tế trong khối các nước Xã hội Chủ nghĩa trước kia, nhưng nay không thể tổ chức những sự kiện tầm cỡ của khu vực chứ chưa nói tới thế giới.
Và đây là lỗi của ngành thể thao?
Ngành thể thao nếu có lỗi thì đó là trước đây khi chúng ta đã đầu tư vào những công trình để phục vụ Đại hội Thể thao trong nhà châu Á mà giờ đây công năng không được khai thác hiệu quả khi xét về mặt kinh tế. Còn giờ đây, hoàn cảnh kinh tế, ngân sách của chúng ta không cho phép đầu tư cơ sở vật chất thể thao mà việc không xây sân vận động mới ở Rạch Miễu ở TP HCM là như thế.
Một ngân sách hiện còn 45 ngàn tỉ đồng (khoảng 2 tỉ USD) nên phải đặt ra những ưu tiên mà thể thao thì không nằm trong số đó. Hơn nữa, để biến Việt Nam trở thành địa điểm tổ chức các giải đấu thể thao lớn, biến nó thành một ngành kinh tế, thì vấn đề không phải là của thể thao. Malaysia là một ví dụ. Họ thực hiện Chương trình Chuyển đổi kinh tế(ETP), xác định du lịch là 1 trong 12 ngành chủ chốt. Bộ Du lịch và Văn hóa Malaysia lại thành lập cơ quan gọi là Các Sự kiện lớn Malaysia, chuyên tổ chức các sự kiện đặc biệt trong đó có thể thao. Mục tiêu là tới năm 2020 đạt được khoảng 140 triệu USD từ các khách du lịch thể thao, chiếm gần một nửa trong tổng số khoảng 300 triệu USD từ các khách du lịch tới tham dự, theo dõi các sự kiện.
Chúng ta có Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch mà sự kết hợp ba trong một này cũng chính là để phát huy được thế mạnh của ba lĩnh vực trong mối quan hệ tương hỗ. Nhưng năm 2014, TP HCM đi đầu trong việc tách Du lịch ra khỏi Thể thao và Văn hóa. Và năm 2015, Hà Nội làm điều tương tự. Chủ trương nào cũng có lý, có cơ sở. Nhưng vấn đề đến bao giờ chúng ta đón được các công dân ASEAN, châu Á và thế giới đổ tới Việt Nam kết hợp xem thể thao, các chương trình nghệ thuật giải trí với du lịch lại là điều chưa ai trả lời được.
Thể thao & Văn hóa cuối tuần
Tags