- Chỉ tiêu gần 100k trong 5 ngày và tiết kiệm hơn 17 triệu/tháng, thế hệ trẻ ngày nay đã thay đổi thế nào khi từ bỏ lối sống 'kiếm 10 tiêu 11'?
- Kế hoạch chi tiêu năm mới: Tiết kiệm 40% lương, không uống cafe, không xem phim rạp
- 'Quy tắc chi tiêu 1%' mà ngay cả các triệu phú cũng phải áp dụng: Dân đầu tư nhất định phải biết để đảm bảo tài chính dài lâu
Từ ngày không còn "cạ cứng" ở công ty, cô bạn tích luỹ được khoản tiền không hề nhỏ. Vì sao vậy?
Có lẽ niềm vui lớn nhất khi đi làm chính là có người “hợp cạ” ở công ty, giúp đỡ trong công việc cũng như chia sẻ những niềm vui khác ngoài văn phòng. Tuy nhiên, đôi lúc “vui quá” có thể dẫn đến tiền không cánh mà bay, chẳng hạn như cùng nhau đi khám phá quá nhiều hàng quán, thường xuyên gọi bữa xế chiều.
Đây cũng chính là trường hợp của Mai Ngọc (sinh năm 1997, nhân viên văn phòng) đã tiêu đến 4 triệu/ tháng để ăn uống cùng đồng nghiệp dù lương 12 triệu/ tháng.
“Cạ cứng” công sở nghỉ việc, không còn ăn vặt
Trước khi làm ở công ty hiện tại, mình luôn chuẩn bị cơm trưa để đưa đi cũng như ăn sáng rồi pha cà phê tại nhà. Ở công ty cũ của mình, mọi người làm việc độc lập nên ít khi giao lưu do vậy không hay gọi bữa xế chiều hay tụ tập đi ăn ngoài. Mình nhớ lúc đó lương 10 triệu/ tháng nhưng hàng tháng mình cũng tích luỹ được 3-4 triệu.
Cho đến tháng 6/2022, mình quyết định chuyển việc sang công ty mới, mong muốn có thêm nhiều trải nghiệm cũng như học hỏi tốt hơn. Khác công việc trước, hiện tại mình phải làm việc nhóm rất nhiều và thảo luận với nhiều phòng ban khác nhau. Do vậy mình có khá nhiều “cạ cứng” trong công ty.
Mọi người đều trẻ tuổi nên thường sẽ gọi đồ ăn trưa thay vì chuẩn bị đồ ăn tại nhà. Vì mong muốn giao lưu với mọi người nhiều hơn, mình cũng gia nhập hội gọi đồ ăn trưa. Mỗi lần gọi đồ sẽ dao động từ 40 - 60 nghìn, mình đi làm 24 ngày công, trung bình mất khoảng 1 - 1, 5 triệu ăn trưa. Chưa kể đến nhiều hôm bọn mình sẽ gọi trà sữa khoảng 50-80 nghìn, 3 lần/ tuần, 600 nghìn - 1 triệu/ tháng. Bên cạnh đó, mình có nhiều hội bạn ở các phòng ban khác nhau, thường sau giờ làm việc cũng sẽ thường tụ tập đi ăn khoảng 500 nghìn/ tuần, 2 triệu/ tháng. Mình nhận ra bản thân hàng tháng phải mất đến 4 triệu đồng chỉ để ăn uống, tụ tập cùng đồng nghiệp.
Mình cũng không quá để ý đến con số này cho đến khi 3 đồng nghiệp thân thiết tại công ty lần lượt nghỉ vào cuối năm ngoái đến đầu năm nay. Mình quay lại với thói quen mang theo đồ ăn trưa cũng như không còn gọi đồ ăn ngoài, bỗng chốc thấy tài khoản ngân hàng không còn “nhanh hết” như trước nữa.
Tạm biệt đồng nghiệp thân thiết cũng khá là buồn nhưng lợi ích thì có thể bảo vệ túi tiền của bản thân.
Tiêu tiền lẻ, mất tiền tỷ
Mọi người thường sẽ không quá quan tâm đến những đồng tiền lẻ trong túi. Chẳng hạn như, khó để có thể biết bản thân có rơi mất 1-2 nghìn trong túi hay không. Tuy nhiên, nếu ngày nào cũng rơi từng đó tiền, mỗi tháng bạn sẽ mất 30 - 60 nghìn, tức là 360 - 720 nghìn/ năm. Tương tự như vậy, mỗi ngày tưởng chừng như chỉ mất thêm 50 nghìn ăn trưa, 50 nghìn uống trà sữa, 100 nghìn/ ngày không quá lớn với con số lương 12 triệu như Mai Ngọc. Tuy nhiên, mất 4 triệu/ tháng cho ăn uống cùng đồng nghiệp, chiếm ⅓ lương hàng tháng là con số rất lớn.
Nếu cắt giảm khoản tiền này, bạn có thể tiết kiệm lên tới 48 triệu/ năm. Tiêu tiền lẻ, mất tiền tỷ chính là những món đồ "mong muốn" hay khoản chi tiêu nhỏ nhặt "bào mòn" ví tiền của bạn. Cũng tương tự trong câu chuyện tiết kiệm, nếu bạn "tích lũy" tiêu pha nhiều hơn với những món đồ tưởng chừng nhỏ nhặt chẳng đáng bao nhiêu, chỉ sau một vài năm tính lại, bạn sẽ nhận ra đó là một con số khổng lồ.
Giảm bớt một cốc trà sữa sang chảnh ngoài hàng để thay vào bằng một cốc tự pha ở nhà rẻ tiền hơn; hạn chế tụ tập ăn quán thay vào đó có thể cùng nhau chuẩn bị những bữa ăn ấm cúng tại nhà đều là cách để tiết kiệm hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kiểm tra lạ những tài khoản premium mà bạn không trải nghiệm hết dịch vụ để chuyển sang tài khoản bình thường, đáp ứng đủ nhu cầu… Tất cả những thay đổi nhỏ nhặt này sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn mà không tước đoạt đi bất cứ niềm vui nào.
Mặt khác, quả thực những khoản chi để kết nối hơn với đồng nghiệp, “mua vui” trong những khoảng thời gian áp lực không có gì sai, song hãy giới hạn nó trong định mức cho phép. Đừng cắt giảm toàn bộ những khoản chi này một cách tiêu cực, bởi vì trong công việc, xã giao là điều cần thiết nhưng hãy có tính toán cẩn thận.
Bạn có thể trở nên stress hơn vì tiêu quá nhiều tiền, sau đó lại tiếp tục "vung tay quá trán" bởi vì quá áp lực, và 1 vòng lặp ngày càng nghèo đi cứ thế tiếp tục. Hãy hạn chế những điều này. Mỗi đồng tiền tích luỹ sẽ giúp bạn "mua" một phần vốn chủ sở hữu cuộc sống trong tương lai. Thoải mái về tài chính hay khốn đốn vì nợ nần cũng chỉ từ những hành động nhỏ nhất.
Tags