(Thethaovanhoa.vn) - Việc phát hiện "Trái Đất thứ 2" - Kepler 452b được coi là sự kiện tiêu biểu của thế giới năm 2015. Đầu năm nay, kết quả nghiên cứu vật lý thiên văn mới được công bố trong hội nghị hàng năm của Hội Thiên văn học Mỹ cho biết, dạng sống thông minh có thể tồn tại tại ở nhóm sao ở rìa Ngân hà.
- Phát hiện 'Siêu Trái đất' gần nhất từ trước tới nay
- Trái đất 2.0 mới phát hiện: Mặt trời trên đó sáng hơn, một năm có 385 ngày, sự sống có thể phát triển hơn Trái đất
Theo bà Rosanne DiStefano thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian của Harvard ở thành phố Cambridge , Massachusetts, gần 150 nhóm sao trong Ngân hà đã già và ổn định, tạo điều kiện thuận cho sự sống và các nền văn minh có thể phát triển.
Ngoài ra, có rất nhiều ngôi sao kết thành khối, do đó sự sống có thể truyền từ hành tinh này sang hành tinh khác, cho phép một xã hội tiên tiến có thể phát triển. Bà DiStefano cho biết bước đầu tiên là cần xác định các hành tinh trong các nhóm sao này.
Hệ Mặt Trời nằm trong thiên hà có tên Ngân hà, xuất hiện trên bầu trời như một dải sáng trắng kéo dài.
Trong không gian, Ngân hà có cấu trúc xoắn ốc chặn ngang với đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng, chứa khoảng hơn 100 tỷ ngôi sao tập trung chủ yếu ở vùng cách trung tâm Ngân hà khoảng 3.000 - 4.000 năm ánh sáng và giảm dần ở phía rìa.
TTXVN
Tags