- Hành trình biến hoá của Thu Quỳnh từ 'Quỳnh Búp Bê' đến 'Hành trình công lý'
- Thái Hòa: 'Ông vua phòng vé', phủ sóng truyền hình, gây ấn tượng với chàng gù xấu xí
- Sự thật về “cầu thủ giàu nhất thế giới”: Gia thế cực khủng nhưng nhận lương chưa đến 3.000 USD/tháng để theo đuổi đam mê
- Vì sao Tử Cấm Thành đầy gỗ mà suốt 600 năm không hề mối mọt?
- Người đẹp 'trứng rán cần mỡ' Trần Thanh Tâm: Từ TikToker vướng nhiều tranh cãi đến gương mặt đại diện Việt Nam đi thi Hoa hậu Quốc tế
Sinh viên du học về nước kỳ vọng mức lương cao là câu chuyện không phải mới. Tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về chủ đề này.
Trong nhiều năm trở lại đây, du học đang trở thành một hướng đi được nhiều bạn trẻ Việt Nam lựa chọn. Trong quan niệm của nhiều người, được đi du học, được ra nước ngoài chắc chắn sẽ có cuộc sống sung túc với thu nhập lên đến hàng nghìn đô.
Theo thống kê năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng hơn 120.000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại các nước Nhật Bản, Australia, Hoa Kỳ, Anh và Trung Quốc... Có thể nói đây là con số không hề nhỏ.
Nữ du học sinh về nước tìm kiếm cơ hội
Trong chương trình "Cơ hội cho ai" mùa 4, số phát sóng ngày 12 tháng 11, cô gái Lê Minh Thùy (24 tuổi) tham gia với tư cách ứng viên. Theo chia sẻ, cô theo học tại Australia, ngành kỹ sư cầu đường tại trường đại học South Wales. Minh Thùy còn có hai năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực tự động hóa, thiết kế và nâng cấp hệ thống cầu ở Australia.
Ngoài ra, nữ ứng viên còn có 3 năm kinh nghiệm giảng dạy các môn tĩnh học tại trường Adelaide. Tham gia chương trình, Minh Thùy và đối thủ nhận được câu hỏi nêu quan điểm về vấn đề "nhiều du học sinh về nước khó xin việc do ảo tưởng lương cao".
Cá nhân là một du học sinh về nước, song Minh Thùy không đồng ý với quan điểm này. Cô cho rằng du học sinh có những trải nghiệm và sinh viên học trong nước chưa chắc có được, một trong số đó là việc được học tập và giao lưu với bạn bè từ các quốc gia khác nhau.
Việt Nam đang ở trong giai đoạn vươn mình ra thế giới, do đó các công ty có nhân viên am hiểu về văn hóa sẽ có lợi thế là cầu nối để tiến xa hơn.
Lý do thứ hai, Minh Thùy cho rằng các bạn du học sinh sớm phải xa gia đình nên có tính tự lập. Khi về các doanh nghiệp, các bạn có lợi thế nhiều hơn để phát triển bản thân nhờ khả năng thích nghi nhanh.
Lý do cuối cùng, những bạn trẻ ra nước ngoài học tập có tinh thần đại diện cho một quốc gia nên thường rất nỗ lực và chủ động phát triển những kỹ năng mềm. Từ những lý do trên, cô gái 9x cho rằng các bạn du học sinh không hề ảo tưởng về mức lương cao mà hoàn toàn xứng đáng với đãi ngộ đó.
Quan điểm của các sếp
CEO Lưu Nga bày tỏ: "Theo tôi, bằng cấp cũng chỉ là một tờ giấy. Việc sinh viên mới tốt nghiệp ở nước ngoài và Việt Nam về cơ bản là như nhau. Điểm khác nằm ở chỗ khả năng ngoại ngữ của du học sinh tốt hơn. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào ở Việt Nam cũng sử dụng ngoại ngữ".
Nữ CEO cũng cho rằng học vấn là yếu tố quan trọng. Trong một cuộc phỏng vấn, ứng viên nên chứng minh kỹ năng ứng biến với các tình huống của bản thân. Những bạn đi học nước ngoài về không nên đặt nặng việc mình đi du học, thay vào đó, nên đặt mình vào vị thế là sinh viên mới ra trường. Bằng cách này, các bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn.
Ông Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch HĐQT FPT Telecom đưa ra lời khuyên cho Minh Thùy như sau: "Các bạn sinh viên đi du học không nên về nước làm việc ngay. Bởi vì khi các bạn về nước, những kiến thức, ngoại ngữ, mối kết nối mới có sẽ mất đi và không được sử dụng. Trong khi đó, trong 5 -10 năm nữa, khi các bạn về nước với hành trang là kiến thức, quan hệ, tiền bạc, thậm chí là gia đình thì sẽ tốt hơn cho bản thân rất nhiều".
Kết quả sau vòng hỏng vấn, Minh Thùy chỉ nhận được một phiếu và phải ra về. Tuy nhiên, cô gái 24 tuổi bày tỏ rằng lời khuyên của các sếp đã cho cô nhiều bài học để phát triển bản thân hơn trong tương lai.
Công việc kỳ lạ ở vùng đất lạnh nhất thế giới: Đếm chim cánh cụt mỗi ngày nhưng phải vượt qua 6.000 ứng viên mới được chọn, thù lao tới 2.300 USD/thángTags