(Thethaovanhoa.vn) – Đức cho biết họ sẽ trả lại bức tranh mà quân đội Đức Quốc đã lấy cắp từ phòng trưng bày Uffizi ở Florence, Italy năm 1943.
Vase of Flowers, có giá trị ước tính nhiều triệu Euro, từng nằm trong tay một gia đình người Đức.
Vào tháng Một, người đứng đầu Uffizi Eike Schmidt nói rằng Đức có “nghĩa vụ đạo đức” giúp trả lại bức tranh cho phòng trưng bày.
Bậc thầy hội họa người Hà Lan Jan van Huysum đã vẽ bức tĩnh vật này và nó lần đầu được trưng bày tại Florence năm 1824.
Quân đội Đức đã đánh cắp tác phẩm khi họ rút lui về phía bắc trong Thế chiến II.
Tại sao phải mất quá nhiều thời gian đến vậy?
Bức tranh xuất hiện trở lại vào năm 1991 sau khi nước Đức thống nhất, nhưng những nỗ lực đưa nó trở lại đã thất bại.
Gia đình giữ tranh đã đòi 2 triệu Euro (hơn 53 tỷ đồng) cho bức tranh, theo các báo cáo, trong khi các nhà chức trách Đức viện dẫn một đạo luật về giới hạn với tội ác hơn 30 năm trước và rằng điều này khiến họ không thể can thiệp.
Nhưng sau khi ông Eiche kêu gọi trả lại bức tranh, chính phủ Đức đã liên lạc với con cháu của tên Đức Quốc xã đã lấy trộm tranh.
Chính quyền cho biết bức tranh không phải bị cướp bóc như một phần trong chiến dịch đàn áp của Đức Quốc xã mà đơn giản là đã bị lấy trộm. Điều này, theo lập luận của luật sư, có nghĩa là người lấy nó không được coi là có quyền sở hữu và do đó, không có quyền để lại cho bất kỳ ai.
Luật sư của gia đình lại lập luận bức tranh đơn giản là do người quá cố mua từ chợ để gửi về làm quà cho vợ khi nhà của họ bị đánh bom.
Không có chi tiết về thỏa thuận đạt được giữa chính phủ Đức và gia đình giữ tranh.
Theo phòng trưng bày, Grand Duke Leopold II của Tuscany ban đầu đã mua tác phẩm này vào đầu thế kỷ 19.
Nó được trưng bày trong hơn một thế kỷ cùng với tranh của những bậc thầy Hà Lan khác nhưng sau đó được mang đi sơ tán tới làng gần đó khi Italy tham gia cuộc chiến vào năm 1940.
Quân đội Đức đã tịch thu nó cũng những bức tranh khác khi họ di chuyển lên phía Bắc vào năm 1943 sau cuộc đổ bộ của Đồng minh vào Italy.
Một bức ảnh đen trắng chụp bức Vase of Flowers đã được treo tại phòng trưng bày – với dòng chữ “đã bị lấy cắp” bằng tiếng Anh, Đức và Italy – trong lúc đợi tranh gốc được trao trả.
- Nhà thờ Sagrada Familia của Barcelona cuối cùng cũng được cấp phép xây dựng sau… 137 năm
- Tiền truyện ‘Đấu trường sinh tử’ sẽ ra mắt vào năm 2020
- Tái bản bộ sách giáo khoa quốc văn đầu tiên của Việt Nam
Ông Schmidt – bản thân là người Đức – kêu gọi chính phủ Đức bãi bỏ thời hiệu truy tố với những tác phẩm bị Đức Quốc xã đánh cắp để tất cả những tác phẩm bị cướp bóc được trở về với “chủ sở hữu hợp pháp” của nó.
Giả Bình (Theo BBC)
Tags