Đừng 'tiết kiệm' lời cám ơn

Thứ Hai, 19/06/2017 07:32 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Buổi trưa một ngày giữa tuần mới đây (15/6), tôi ghé vào một cây ATM để rút tiền. Khi tôi đang thực hiện những thao tác rút tiền của mình, thì tại buồng bên cạnh có một người thanh niên, khoảng chừng gần 30 tuổi cũng đang rút tiền. Khi tôi vẫn còn đang thực hiện những mã rút tiền tiếp theo, người thanh niên rút tiền ở buồng bên cạnh đã rời cây rút tiền để ra xe máy và như có ý bỏ đi.

Tôi nghe thấy tiếng kêu phát ra ở buồng máy ATM bên cạnh mà lúc nãy người thanh niên đứng rút tiền, vội nhìn qua lớp kính mỏng, tôi thấy một xấp tiền loại mệnh giá 500 ngàn đồng vẫn còn nằm ở khe trả tiền của máy ATM.

Nhanh nhảu, tôi mở cửa thông báo cho người thanh niên kia biết là tiền của anh ta vẫn còn, chưa được lấy.

Được tôi thông báo, người thanh niên đã trở lại buồng và lấy tiền, và lúc này tôi mới biết đó là 2 triệu đồng. Khi chuẩn bị lên xe máy để rời đi, anh ta chỉ giải thích rằng do ngỡ máy hết tiền, nên sau khi đặt lệnh mã rút mà tiền không kịp ra nên anh ta nhanh chóng rời buồng, với ý định sẽ sang một cây khác để rút, mà không nói một lời cảm ơn tôi!

Thư châu Âu: Từ khi nào ta đã quên 'cảm ơn'?

Thư châu Âu: Từ khi nào ta đã quên 'cảm ơn'?

Tôi hơi ngạc nhiên sau lần ngồi nói chuyện với một người cao tuổi ở Ý. Bà than thở rằng, thanh niên Ý bây giờ nói “cảm ơn” và “xin lỗi” ít hơn nhiều thời của bà.

Dẫu hơi buồn một chút vì cách xử sự của người thanh niên khi chính tôi đã trực tiếp "giúp" anh ta không bị mất tiền. Tôi suy nghĩ và tự hỏi rằng, giá như người thanh niên kia chỉ cần thốt lên câu cảm ơn giản đơn thì tôi cảm thấy vui bao nhiêu. Dẫu vậy, tôi cũng cho qua mau những băn khoăn trong đầu mình.

Trong cuộc sống thường ngày, thực ra tôi từng gặp không ít những người có cách cư xử, cách đối nhân xử thế, giao tiếp lịch thiệp, hòa nhã, vui vẻ, đúng chừng mực khiến tôi vui lòng. Đó là khi tôi vô tình giẫm vào chân một hành khách trên xe buýt đông đúc, thay vì cáu giận, tỏ thái độ này nọ, người khách kia đã rất niềm nở vui cười khi nhận từ tôi lời xin lỗi!

Hay như, rất nhiều lần đang đi trên đường phố, gặp người ta hỏi đường, tôi tận tình chỉ bảo và những người đó đều không quên nói lời cảm ơn.

Ngẫm ngợi cuối tuần: Nợ một lời cám ơn

Ngẫm ngợi cuối tuần: Nợ một lời cám ơn

Mấy chục năm qua rồi, hình ảnh duy nhất của anh để lại chỉ là cái dáng thấp, mập, tạo cho anh có cái tên kép “Chí lùn” để khỏi lẫn với vài ba ông chí choét khác.

Thế nhưng, chuyện gặp những người tương tự như câu chuyện tôi kể ở trạm rút tiền cũng không phải là ít. Ví dụ như tháng trước, lúc đang đứng chờ xe buýt tại một trạm dừng trên đường, tôi trông thấy một người phụ nữ còn trẻ, khoảng 40 tuổi, đang đi xe đạp rồi bỗng dưng bị chiếc xe máy đi từ phía sau tông phải ngã xuống nền đường. Người thanh niên đi xe máy vội phóng vượt đi bỏ mặc người phụ nữ ngã vật cùng chiếc xe đạp. Tôi tiến lại đỡ người phụ nữ dậy, hỏi xem chị có bị sao không. Người phụ nữ chỉ bị xây xát qua loa chút phần mềm ở chân, vì vậy chỉ một lát là chị ta lại có thể đứng dậy đạp xe đi bình thường.

Khi người phụ nữ kia đi khuất, lúc đó tôi mới định thần nghĩ lại là chị ta không hề nói một lời cảm ơn, mặc dù tôi là người duy nhất giúp chị ấy lúc hoạn nạn trên đường.

Trong cuộc sống đời thường, chúng ta không nên quá tiết kiệm nói lời cảm ơn mỗi khi ai đó giúp đỡ mình, bởi khi lời cảm ơn được thốt ra sẽ làm cho người giúp đỡ mình cảm thấy vui, lòng nhẹ nhõm. Đó cũng là cách ứng xử văn hóa giữa con người với nhau.

Trịnh Viết Hiệp
Thể thao & Văn hóa

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›