- Khách sạn Esports đầu tư hẳn PC 'khủng' lắp RTX 4090 để chiều khách, giá phòng chỉ từ 700 nghìn đồng/đêm
- Hi hữu: Cả giải đấu Esports bị tạm hoãn vì một tuyển thủ bận… đi thi
- PewPew chuẩn bị thi đấu Esports chuyên nghiệp Đấu Trường Chân Lý
- Những sự kiện Esports đáng mong chờ nhất trong năm mới 2023
- Jankos bất ngờ tiết lộ hành động 'cố tình' của G2 Esports để mình không vào đội tuyển mạnh
Người mạnh về khả năng sáng tạo khó trở thành một lãnh đạo doanh nghiệp. Nhận định này đúng trong nền công nghiệp Esports, khi hầu hết tuyển thủ, streamers thiếu kỹ năng thương mại, kinh nghiệm trong marketing và quản lý để đem phát triển bền vững.
Vậy mà vào thời điểm hiện tại, những tổ chức Esports trên toàn thế giới được thành lập bởi các cựu tuyển thủ, streamers. Họ khởi đầu bằng một nhóm gây dựng nội dung trên các nền tảng MXH chứ không xây dựng doanh nghiệp có cấu trúc đầy đủ. Bất kể được đầu tư hàng trăm triệu USD, nhiều tổ chức vẫn cứ giữ nguyên cách làm việc vì họ không lường trước được những gì sắp xảy đến.
Hệ quả của cách làm việc này được thể hiện rõ vào ngày 10/1 vừa qua, khi 100 Thieves, một trong những tổ chức Esports hàng đầu thế giới, quyết định sa thải 30 nhân sự trong ban sáng tạo nội dung và quan hệ đối tác, tương đương 15% tổng nhân sự. Đây là lần thứ 2 trong khoảng thời gian ngắn 100 Thieves cắt giảm mạnh đến vậy. Lần gần nhất diễn ra vào tháng 7 năm ngoái. Nguyên nhân dẫn đến quyết định này đang dần được hé lộ.
Sự sụp đổ của một hình mẫu
Trong thời gian qua, nhiều tổ chức Esports đã nỗ lực đưa nhân sự sáng tạo có sẵn của họ lên nắm vai trò quản lý doanh nghiệp. Đáng tiếc, tất cả những gì họ nhận lại là scandals.
Richard “Banks” Bengston, cựu Giám đốc điều hành của FaZe Clan đã có những quyết định khiến tổ chức chủ quản vướng vào vòng xoáy kiện tụng. Cụ thể, ông Banks gật đầu hợp tác với những đối tác không hợp pháp, liên quan đến tiền ảo và cá độ bóng đá nên phải hầu tòa, gây thiệt hại hàng triệu USD cho FaZe trước khi bị sa thải vào tháng 5/2022.
Một ví dụ khác là trường hợp của Andy “Reginald” Dinh, CEO gốc Việt của TSM. Ông Reginald mới bị Riot Games phạt năm ngoái vì tội sỉ nhục nhân viên của mình. Những người từng làm ở TSM mô tả bầu không khí trong tổ chức này cực kỳ độc hại, khi CEO liên tục quát mắng thậm tệ nhân viên mỗi khi không vừa lòng về một điều gì đó.
100 Thieves được đánh giá cao hơn FaZe Clan và TSM. CEO Matthew “Nadeshot” Haag, vốn là cựu tuyển thủ Call of Duty, đã có những nước đi thành công khi bắt tay cùng nam rapper Drake và 2 nhà đầu tư nổi tiếng Scooter Braun, Dan Gilbert để gây dựng hội đồng quản trị vững mạnh với số vốn điều lệ 120 triệu USD.
Sau khi gặt hái được những thành công với các giải đấu Call of Duty và LMHT, ông Haag đã mở rộng tổ chức theo hình thức M&A, biến 100 Thieves trở thành một thương hiệu thời trang được giới trẻ Bắc Mỹ săn đón. Cuối năm 2021, giá trị của 100 Thieves lên đến 460 triệu USD. Tờ The Verge mô tả 100 Thieves là “Đỉnh cao của Esports”. Năm 2022, Forbes xếp 100 Thieves đứng thứ 2 trên BXH những tổ chức Esports uy tín và đắt giá nhất thế giới.
Tuy nhiên, hình mẫu của 100 Thieves đang dần sụp đổ. Theo các cựu nhân viên của tổ chức này chia sẻ với tờ Digiday, CEO Haag đã mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng trong khâu quản lý. Ông Haag thô lỗ với đồng nghiệp, đánh giá cao dự án cá nhân “vì đam mê” hơn là công việc kinh doanh, hợp tác kiếm tiền của 100 Thieves. Thậm chí hiện tại những kế hoạch, hướng đi mới cũng chẳng được Haag truyền tải một cách rõ ràng cho nhân viên dưới trướng.
So với năm 2021, đội ngũ sản xuất nội dung bây giờ của họ gần như “biến mất hoàn toàn”. Danh sách 188 nhân viên đăng ký bị rút ngắn, chỉ còn toàn cộng tác viên làm việc bán thời gian. Vì thế lần sa thải nhân viên gần nhất của 100 Thieves tạo ra một nỗi sợ hãi bao trùm giới Esports. Ngay cả một tổ chức được xây dựng chuẩn chỉ cũng mắc phải những rắc rối trong khâu quản lý và thiếu hướng đi bền vững.
Thời đại khó khăn giờ mới bắt đầu
2023 dự đoán là năm khó khăn của nền công nghiệp Esports. Hiện tại, nhiều nhãn hàng đã đánh giá tệp khách hàng họ nhận lại được từ bắt tay với các tổ chức Esports không đem lại nhiều lợi nhuận. BMW không ký tiếp hợp đồng với T1 và Fnatic là một ví dụ điển hình, bất kể ấn phẩm được tạo ra rất viral, gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng.
Trong bối cảnh dòng tiền đổ vào Esports đang ngày một ít đi, vai trò của người đứng đầu một tổ chức ngày một lớn hơn. Tuy nhiên, thiếu hụt kỹ năng cần thiết đã biến những thử thách vượt quá khả năng của họ.
Nếu không có những thay đổi, tất cả sẽ lại đi vào vết xe đổ của FaZe, TSM hay 100 Thieves, khi cách duy nhất để tồn tại là cắt giảm nhân sự.
Tags