(Thethaovanhoa.vn) - Các bộ phim Hollywood thường hay phóng đại những người hùng kiểu Mỹ, chẳng hạn như một mình cựu điệp viên CIA Bryan Mills (do Liam Neeson thủ vai) cũng đủ sức làm náo loạn cả Paris trong bộ phim ăn khách “Taken”.
- Góc nhìn 365: Bài học Iceland và chuyện xã hội như thế nào thì đội tuyển như thế đấy
- Góc nhìn 365: Khi người Bỉ “tha thứ”
- Góc nhìn 365: Đức- Ukraina và chuyện về chiếc Lexus…
- Góc nhìn 365: Nước Nga xa, gần và mối hận với người Anh
Nói vậy không có nghĩa là EURO 2016 được đặt trong tình trạng mất an toàn. Song những hình ảnh các nhóm hooligan Nga và Anh quậy phá ở Marseille khiến cho người ta có cảm giác cảnh sát Pháp đã có lúc bó tay trước những kẻ quá khích.
Tuy nhiên, anh bạn phóng viên thường trú tại Pháp lật ngược vấn đề: Nếu có âm mưu muốn phá hoại EURO 2016 thật, thì cũng chẳng trách được việc cảnh sát Pháp tỏ ra bị động.
Các đoạn video được chính đám hooligan Nga tung lên mạng cho thấy nhóm này có vẻ như “được huấn luyện kỹ càng” (lời của công tố viên Marseille), với những kỹ năng đánh đấm khác hẳn với kiểu quậy phá của đám CĐV nát rượu đến từ Anh. Và họ đến Pháp với mục đích gây ra nỗi hoang mang, thay vì cổ vũ cho đội nhà?
Dĩ nhiên là người Nga không hài lòng với những cáo buộc ấy. Sự phẫn nộ càng tăng sau khi một số cổ động viên của họ bị trục xuất khỏi Pháp, kèm theo án treo dành cho đội tuyển nước này (sẽ bị loại nếu như các CĐV tái phạm).
Dù rằng án phạt đó vẫn còn nhẹ so với việc 6 hooligan Anh bị kết án tù ngay trên đất Pháp, nhưng như mọi lần, truyền thông Nga lại lớn tiếng tuyên bố họ chính là nạn nhân của các thế lực thù địch.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây tăng cao, dễ hiểu là mọi chuyện đều bị chính trị hóa. Và EURO 2016 đang ngày càng mang màu sắc của “Bridge of Spies”, bộ phim phản gián về thời Chiến tranh Lạnh, hơn là đánh đấm giải trí kiểu “Taken”.
Với người Nga, họ chỉ có một người hùng duy nhất là Putin. So với Putin, Bryan Mills chỉ là cái đinh!
Hoàng Nhật
Thể thao & Văn hóa
Tags