EURO 2021 không giống những giải đấu trước đó. Đầu tiên, nó bị trì hoãn một năm do đại dịch Covid-19. Thứ hai, giải đấu không có (các) quốc gia chủ nhà cố định, thay vào đó, các trận đấu diễn ra trên khắp lục địa ở 11 quốc gia châu Âu khác nhau.
Không thắng trận nào ở vòng bảng, nhưng Bồ Đào Nha của Ronaldo vẫn thẳng tiến vào vòng knock-out EURO 2016, và đăng quang sau khi đánh bại chủ nhà Pháp bằng tỷ số tối thiểu.
Hai năm sau trận chung kết World Cup 2010, số phận của Tây Ban Nha và Hà Lan rẽ sang hai hướng hoàn toàn trái ngược ở EURO 2012. Một đội tiếp tục bước lên đỉnh cao, đội kia ra về trong nỗi hổ thẹn ê chề.
Lịch sử bóng đá Tây Ban Nha chắc chắn sẽ nhớ mãi công lao của HLV Luis Araganos, người đã nâng lối chơi tiqui-taca lên thành một trường phái và giúp “La Roja” giành chức vô địch lần thứ hai sau 44 năm mòn mỏi chờ đợi.
2004 là một năm điên rồ của làng túc cầu châu Âu khi những đội trung bình khá như Porto và Monaco lọt vào chung kết Champions League, còn tí hon như Hy Lạp giành chức vô địch EURO 2004.
Sau EURO 1996 diễn ra vô cùng tẻ nhạt, người hâm mộ bóng đá châu Âu đã được bù đắp bằng những bữa tiệc tấn công hoành tránh tại EURO 2000.
EURO 1996 là giải đấu cuối cùng “Cỗ xe tăng” Đức hiên ngang thống trị bóng đá châu Âu trước khi rệu rã rồi sụp đổ, nhường chỗ cho một thế hệ mới thi đấu phóng khoáng hơn.
Chỉ được chọn trước khi EURO 1992 khởi tranh đúng 10 ngày nhưng Đan Mạch đã gây bất ngờ lớn khi vượt qua giành những gã khổng lồ như Hà Lan, Đức để giành chức vô địch.
Không được đánh giá cao trước EURO 1988 nhưng Hà Lan vẫn giành được chức vô địch nhờ một sự đoàn kết hiếm thấy và cả phong độ chói sáng của thiên tài Marco van Basten.
“Phát minh” ra EURO nhưng phải đến năm 1984, Pháp mới lần đầu giành được vinh quang nhờ sự tỏa sáng của Michel Platini, một cầu thủ có gốc Italia.
Bước vào EURO 1980 trong cảnh thiếu vắng chân sút chủ lực Klaus Fischer nhưng Tây Đức vẫn xuất sắc giành chiến thắng nhờ sự tỏa sáng bất ngờ của tiền đạo vô danh Horst Hrubesch.
Khái niệm penalty đã xuất hiện từ những năm 1880 nhưng phải đến những năm 1950, loạt đá penalty mới được áp dụng để phân xử thắng bại.
Ngay trong lần đầu lọt vào vòng chung kết EURO, Tây Đức đã giành chức vô địch và kể từ đó, gần như thống trị giải đấu này với năm lần vào chung kết trong chín kỳ EURO tiếp theo.
Sau thất bại đáng xấu hổ tại World Cup 1966, Italia đã lấy lại danh dự khi giành chức vô địch EURO 1968 và đây cũng là lần duy nhất đội bóng này bước lên đỉnh tại đấu trường châu Âu.
Trong giải đấu tổ chức trên sân nhà, dù không có đội hình mạnh nhất nhưng Tây Ban Nha vẫn xuất sắc giành chức vô địch với một tinh thần chiến đấu quả cảm, tạo nên một mốc son lịch sử.
Trong lần đầu tiên EURO được tổ chức, các đội bóng Đông Âu gồm Liên Xô, Nam Tư và Tiệp Khắc đã giành thế thượng phong, chiếm trọn cả ba ngôi vị cao nhất, mở ra một thời kỳ rực rỡ sau này của khối xã hội chủ nghĩa (XHCN).