- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo ngừng ăn loại mì có thể gây ung thư gan, đừng tiếc rẻ mà nên bỏ ngay
- Đến ủng hộ nạn nhân động đất Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị lừa: Mất gần nửa tỷ đồng vì 'tráo ảnh' thảm họa giả do AI tạo ra, chiêu lừa đảo quyên góp tràn lan MXH
- Chăm tập gym mỗi ngày, mẹ bầu đẻ lần 3 chỉ tăng 8,5kg suốt thai kỳ, con sinh ra nặng gần 4kg, body 5 ngày sau sinh quyến rũ hết nấc
Gan khí thông suốt thì tất cả các kinh mạch đều không bị tắc nghẽn. Ngược lại, nếu gan khí ngưng trệ thì nhiều bệnh tật theo đó mà sinh ra. Gan quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa bệnh tật.
Sách "Hoàng đế nội kinh" có nói: "Gan đóng vai trò là một vị tướng". Vì vậy, gan có tác động lớn nhất đến cảm xúc, và "gan" là quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa bệnh tật.
Gan bị "tắc nghẽn" vô cùng nguy hiểm
Gan sợ nhất là "tắc nghẽn". Khi gan yếu, có thể gây nên hàng loạt căn bệnh dưới đây:
2. Ngứa, nổi mụn trên da
Ngứa da hay nổi mụn trên có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra và đây cũng có thể là biểu hiện do gan kém giảm khả năng giải độc. Vì vậy, khi các triệu chứng ngứa, nổi mụn trên da lâu ngày không khỏi, người bệnh cần chú ý để thăm khám càng sớm càng tốt.
3. Rối loạn giấc ngủ và mệt mỏi
Mất ngủ có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh lý xơ gan. Các biểu hiện mất ngủ có thể bao gồm giảm chất lượng giấc ngủ, dễ tỉnh giấc, khó vào giấc hay buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Thường thì rối loạn giấc ngủ sẽ dẫn tới thời gian ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm.
Mệt mỏi thường xuyên cũng là dấu hiệu liên quan đến các vấn đề về gan. Mệt mỏi có thể do bệnh ở gan bởi vì sự tích tụ các chất độc nội sinh hay ngoại sinh, gan giảm khả năng dự trữ glucose nên cơ thể dễ rơi vào tình trạng đường huyết hạ hay tình trạng chán ăn và ăn ít đi cũng có thể gây mệt mỏi.
4. Nốt, tăng sản, u xơ, u nang
Gan khí ứ trệ làm tổn thương lá lách nhiều nhất! Nói một cách đơn giản, khi tâm trạng không tốt, họ luôn không có cảm giác thèm ăn. Lá lách là nền tảng của con người, tương đương với "bình xăng" của cơ thể con người, chúng ta đều biết rằng việc hỏng bình xăng sẽ trực tiếp khiến xe bị hỏng hóc. Và lá lách, dạ dày bị "trục trặc" thì cũng sẽ làm tổn hại đến sức đề kháng của cơ thể và dễ sinh bệnh tật.
Nếu không giải quyết được các tổn thương ở lá lách và dạ dày thì sẽ dễ sinh ra đờm và các chất thải khác, các chất thải này rất khó loại bỏ. Cuối cùng những chất cặn, chất bẩn này sẽ chảy khắp nơi trong cơ thể theo đường kinh lạc, và chỗ đứng của nó trở thành nơi phát triển của khối u: "Đờm chảy vào tuyến giáp trở thành nhân giáp, chảy vào buồng tử cung trở thành u xơ tử cung; nó dừng lại ở vú là sự tăng sản tuyến vú; nghiêm trọng, vào dạ dày trở thành một khối u dạ dày; vào gan trở thành một khối u gan".
Theo thống kê của Tây y, 80% bệnh tật đều liên quan đến yếu tố tâm lý bất lợi là gan khí bị ngưng trệ. Các hạch tuyến giáp, các hạch ở vú, các khối u ở hệ tiêu hóa và hầu hết các khối u ở phụ nữ hầu hết đều liên quan đến tình trạng ứ trệ khí của gan.
5. Buồn nôn, đầy bụng khó tiêu, chán ăn kéo dài dẫn tới suy nhược cơ thể
Buồn nôn hay chán ăn có thể do nhiều nguyên nhân từ đường tiêu hoá. Tuy nhiên, đây cũng có thể do gan hoạt động kém dẫn tới việc giảm sản xuất mật. Dịch mật do tế bào gan sản xuất giúp tiêu hóa chất béo khi chúng ta ăn, khi lượng dịch mật không đủ thì chất béo không được tiêu hoá hết gây ra buồn nôn và chán ăn. Nếu như thường xuyên bị buồn nôn và cảm thấy chán ăn thì đây là một dấu hiệu cảnh báo bệnh về gan.
Đầy bụng cũng là một dấu hiệu gặp trong nhiều bệnh lý đường tiêu hoá. Tuy nhiên, tình trạng đầy bụng do nguyên nhân ở gan thì thường nguy hiểm hơn. Nếu nguyên nhân do bệnh về gan thì giai đoạn đầu thường có biểu hiện đầy bụng, khó tiêu, chán ăn kết hợp với táo bón hay tiêu chảy. Tình trạng này có thể do những chất béo đưa vào không được tiêu hoá hay do sự tăng áp lực mạch máu xung quanh gan dẫn đến chậm quá trình tiêu thụ chất lỏng trong bụng.
Chiêu đơn giản giúp 'đả thông' gan khi bị 'tắc nghẽn'
Muốn gan khoẻ mạnh, cần chú ý điều hòa tâm trạng và thói quen sinh hoạt. Đây được coi là chìa khoá then chốt giúp gan thông lạc. Ngoài ra, bạn có thể tập thể dục, vận động thông qua vài động tác đơn giản nhưng hiệu quả lâu dài này.
Bài 1: Bài tập nâng cao chức năng gan, loại bỏ bớt các chất béo có trong gan.
Cách thực hiện:
- Đứng hai chân rộng bằng vai, đầu gối gập xuống một chút, cánh tay đặt dọc theo cơ thể.
- Nâng hai cánh tay ngang vai, lòng bàn tay hướng lên trên sao cho một cánh tay ở phía trước cơ thể và cánh tay còn lại ở phía sau.
- Đưa cánh tay trở lại vị trí cũ và đảo ngược vị trí của cánh tay.
- Lặp lại 50 lần.
Bài 2: Động tác kéo giãn kích thích hoạt động của gan bằng cách tăng cường tuần hoàn máu, giúp cho gan hấp thụ hiệu quả hơn các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa và đặt hai cánh tay dọc theo cơ thể, lòng bàn tay úp xuống.
- Nâng cao chân và luôn duỗi thẳng.
- Từ từ nâng chân qua đầu cho đến khi chân chạm sàn nhà phía sau vai.
- Giữ vị trí này trong một phút và sau đó từ từ đưa chân trở lại vị trí ban đầu.
Bài 3: Động tác tăng cường lưu thông tuần hoàn và lượng oxy cung cấp cho gan, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn.
Cách thực hiện:
- Ngồi bắt chéo chân và thẳng lưng.
- Nắm lấy đầu gối trái bằng tay phải.
- Đặt tay trái trên sàn sau lưng đồng thời quay người sang phải.
- Giữ tư thế này trong 30 giây, sau đó thực hiện động tác tương tự với bên đối diện.
- Lặp lại 5 lần cho mỗi bên.
Bài 4: Tăng cường tuần hoàn, cũng như giúp gan tăng khả năng đề kháng với các tác động từ bên ngoài.
Cách thực hiện:
- Nằm với tư thế hơi cong đầu gối phải và đặt chân trái lên.
- Nâng cánh tay phải lên, gập tay lại và đặt lòng bàn tay phải lên tai.
- Đưa cơ thể về phía trước, hơi chếch sang phải, đồng thời gập bụng. Giữ vị trí này trong 2 giây.
- Từ từ trở lại tư thế ban đầu và thả lỏng hoàn toàn vùng bụng.
- Lặp lại 20 lần cho mỗi bên.
Bên cạnh việc tập luyện thể dục, bạn cũng cần có một chế độ ăn hợp lý để có thể duy trì tốt hoạt động của gan. Bạn nên bổ sung một số thực phẩm mát gan vào chế độ ăn uống hàng ngày như rau chân vịt, bắp cải, hạt óc chó, dầu ô liu, quả bơ, củ cải đường, táo,... Đi ngủ sớm, trước 11h đêm để tăng khả năng thải độc cho gan.
Tags