- Người giàu sang đến đâu cũng không bao giờ chi vào 2 khoản này: Tuổi trung niên phạm sai lầm sẽ đánh đổi bằng tuổi già gian khó
- Cách bạn cầm bút tiết lộ bạn là kiểu người như thế nào, đâu là tính cách mang lại cho bạn thành công và sự giàu có?
- Nhà đầu tư đại tài 98 tuổi tiết lộ cách làm giàu gói gọn trong 4 chữ: Đơn giản nhưng tiếc là nhiều người lựa chọn bỏ qua
Trước khi bắt tay vào sắm Tết, nhất định bạn phải biết đến 3 "nguyên tắc" này.
"Quản lý tài chính là quản lý cuộc đời", quan điểm này thật sự rất đúng. Biết cách quản lý tài chính không chỉ giúp bạn tránh được tác động của lạm phát tăng, quan trọng hơn là làm chủ được tiền bạc chính là làm chủ được chính cuộc đời của mình.
Học cách kiểm soát ham muốn của mình cũng như học cách trì hoãn sự hài lòng chính là chìa khoá để quản lý chi tiêu hợp lý. Việc lập kế hoạch dài hạn tốt hơn nhiều so với chỉ nghĩ đến việc thoả mãn ham muốn trước mắt, cũng là sự tích luỹ cho tương lai.
Bước đầu tiên không phải là học cách đầu tư, mua cổ phiếu, gia tăng thu nhập. Thay vào đó, hãy thay đổi quan niệm tiêu dùng của bạn trước. Nếu thu nhập hàng tháng của bạn không nhiều nhưng vẫn dốc tiền vào những thứ đắt đỏ, những chiếc túi hàng hiệu thì dù có giỏi kiếm tiền như Warren Buffett, tài chính cá nhân của bạn cũng sẽ bị hủy hoại sớm muộn. Vì vậy, bước đầu tiên trong việc học cách quản lý tiền, đó là "thay đổi quan niệm tiêu dùng".
Dưới đây là những nguyên tắc giúp cho việc quản lý tài chính hiệu quả hơn, ai cũng có thể áp dụng:
1. Ghi chép lại chi tiêu
Trau dồi thói quen lập kế hoạch chi tiêu đồng thời học cách quản lý tài khoản. Mục đích của việc ghi lại những khoản đã chi tiêu là để phân tích hành vi tiêu dùng trong quá khứ, từ đó có những định hướng tiêu dùng hợp lý hơn trong tương lai. Vì vậy, việc lên kế hoạch chi tiêu trong cuộc sống vô cùng cần thiết và hữu ích.
Phân loại danh sách chi tiêu thành các hạng mục "cần thiết", "nhu cầu" và "mong muốn" .
"Cần thiết" là số tiền bạn phải chi tiêu cho những thứ thiết yếu để đáp ứng sự sống, chẳng hạn như thực phẩm, phương tiện đi lại, thông tin liên lạc, tiền thuê nhà. Phần tiền này rất khó tiết kiệm.
"Nhu cầu" được mua để cải thiện chất lượng cuộc sống, nhưng không mua cũng không ảnh hưởng, điển hình như mua một ly cà phê mỗi sáng. Những khoản chi phí lẻ tẻ dường như không đáng kể này theo thời gian cũng "ngốn" của bạn số tiền không hề nhỏ.
"Muốn" thường là khoản chi phí mà mức thu nhập hiện tại của bạn không đủ để đáp ứng, bạn cần phải tiết kiệm để mua. Chẳng hạn như mua máy tính mới, đi du lịch nước ngoài, mua một chiếc túi sang trọng.
Mục đích của việc viết ra những khoản chi tiêu chính là để tìm hiểu số tiền nào được chi cho "cần thiết", những khoản nào được chi cho "nhu cầu", và những cái nào được chi cho "muốn". Những thứ cần thiết phải được đáp ứng, còn những thứ ít cần thiết hoặc không cần thiết có thể cắt giảm, thậm chí bỏ.
2. Ngừng xem "flash sale" mỗi ngày
Ngày nay, sàn thương mại điện tử ngày càng phát triển với chi phí được tối ưu và tiện lợi cho người dùng. Do đó, con người dần bị cuốn vào mua sắm trực tuyến, chỉ cần ngồi ở nhà đặt hàng và thanh toán rất đơn giản.
Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích, những tác động tiêu cực của việc mua sắm online là rất rõ ràng. Mua hàng trực tuyến khiến chúng ta đổ nhiều tiền vào việc mua sắm và dần trở nên nghèo đi, chưa kể nhiều chương trình ưu đãi giảm giá khiến chúng ta mua không kiểm soát.
Vì vậy, hãy ngừng việc xem flash sale mỗi ngày để tránh mua những thứ không cần thiết, và chỉ mua sắm trực tuyến khi thực sự cần.
3. Trước khi chi tiêu, hãy học cách tiết kiệm
Bạn phải có tiền trước khi có thể đầu tư. Nếu không biết bất kỳ kiến thức tài chính nào trước đây, bạn nên bắt đầu bằng cách tiết kiệm 5% đến 10% thu nhập của mình.
Đừng đợi đến cuối tháng để tiết kiệm, hãy làm điều đó ngay khi mới nhận lương và tiết kiệm càng sớm càng tốt. Nếu sợ rằng bản thân sẽ chi tiêu không kiểm soát, bạn có thể chọn một số sản phẩm quản lý tài sản có chức năng đầu tư cố định.
Thẻ tín dụng hay các dịch vụ tự động ghi nợ tài khoản hàng tháng sẽ dẫn đến chi tiêu vô tội mà chính bạn cũng không ý thức được. Tất cả có thể dẫn tới những tiêu dùng bốc đồng. Ngược lại, những người chỉ sử dụng tiền mặt, ít quẹt thẻ, tuy kém linh hoạt hơn nhưng lại có thể kìm hãm ham muốn tiêu dùng của bạn.
Bạn có thể bắt đầu tiết kiệm từ các mức 10%, 20% nhưng nên đặt kế hoạch để khoản tiết kiệm này tăng dần. Nếu muốn, rất nhiều người vẫn có thể tiết kiệm 70 - 90% thu nhập mỗi tháng và chỉ chi tiêu 10%. Tuy nhiên, điều này sẽ rất khó khăn, trừ khi bạn gia tăng cả thu nhập của bản thân.
Chẳng hạn như, nếu bạn có thu nhập khoảng 30 triệu đồng/tháng, trong khi người khác hưởng thụ hết 27 triệu đồng và chỉ tiết kiệm 3 triệu đồng (tương dương 10%), thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát chi tiêu cá nhân trong khoảng 9 triệu đồng, tiết kiệm 21 triệu đồng còn lại cho một mục đích sử dụng khác hợp lý hơn.
Có rất nhiều lý do để tiêu tiền, nhưng chỉ có một lý do để bạn có động lực tiết kiệm: tương lai. Hãy thay đổi thói quen chi tiêu, suy nghĩ về tiết kiệm đồng thời thực hiện ngay bây giờ. "Góp gió thành bão", đến một thời gian nhìn lại, bạn sẽ có một số tiền không nhỏ trong tài khoản để dànhcho những hoạch định tương lai đấy!
4 sai lầm tài chính khiến bạn 'nghèo vẫn hoàn nghèo', năm mới cần học cách bỏ sớm để nửa đời sau càng khấm khá hơnTags