- Người có lòng dạ xấu xa thường khó có thể che giấu 3 hành vi tồi tệ: Nằm lòng mà phòng thân!
- Mở quán cafe rồi "bay" hết vốn chỉ sau một năm, tôi tự rút ra bài học cho mình: Làm chủ cực hơn nhân viên, vui hôm nay không thể không lo cho ngày mai
- Cặp đôi học sinh gây tranh cãi vì thân mật quá đà giữa quán cafe, netizen ngán ngẩm: "Từ bao giờ tình cảm học trò lại thoáng thế này?"
Nhiều khách có thói quen “ngồi dai” ở quán cafe
Xã hội phát triển kéo theo các hàng quán khác nhau cũng xuất hiện để phục vụ khách hàng. Tuy nhiên có một thực trạng diễn ra gần đây là việc các khách hàng tới quán đồ uống rồi học tập và làm việc tại đây. Việc khách ngồi ở quán nhiều giờ liền khiến các ông chủ khó chịu và tìm nhiều cách đuổi khách. Mới đây, một phóng sự ở kênh truyền hình YTN, Hàn Quốc đã phản ánh về vấn đề này.
Cụ thể, trong đoạn phóng sự, một ông chủ quán cafe chia sẻ rằng gần các kỳ thi, lượng khách kéo tới quán cafe của mình khá đông. Số lượng sinh viên tới gọi những loại đồ uống rẻ nhất nhì menu và ngồi lại quán học tập là rất lớn. Điều này khiến chủ quán bị ảnh hưởng và rất khó chịu.
Chuyện sẽ không có gì nếu như khách tới quán không nán lại quá lâu. Nhiều bạn trẻ còn ở lại cả buổi cho tới khi hoàn thiện xong công việc của mình mới chịu về nhà.
Đối với các chủ quán cafe, họ gặp khó khăn trong kinh doanh vì doanh thu không đáng kể. Các khách hàng vào và gọi đồ uống rẻ, trong khi đó lại ngồi rất lâu và làm quán tốn thêm tiền trả tiền điện. Theo các ông chủ, tiền điện thường tăng lên 10% vì nhiều khách ở lại quán nhiều giờ. Bên cạnh việc học tập, họ còn tranh thủ sạc pin máy tính, điện thoại… Quán cũng phải bật quạt/điều hòa trong suốt quá trình khách ở lại nên tiền điện lại càng tăng cao.
Không chỉ đối tượng học sinh ôn thi, các gia sư cũng thường tới các quán cafe uống nước và dạy học tại đây. Theo lời các chủ quán ở Hàn Quốc, họ tranh thủ dạy học tại quán và quá trình này kéo dài khoảng 3-4 tiếng đồng hồ.
Những “biện pháp mạnh” của chủ quán
Cũng chia sẻ trên YTN, các chủ quán cafe có những biện pháp “đuổi khách” khá nghiêm khắc. Nhiều người thừa nhận rằng họ đã tắt wifi và coi như không biết gì khi khách ngồi quá lâu. Nhiều chỗ khác lại dán chỗ sạc pin lại hay thẳng thắn thông báo không cho khách dùng máy tính.
Chưa hết, các chủ quán còn nghĩ ra nhiều cách để “đuổi khách” triệt để hơn. Điển hình là việc ghi biển cấm ngồi học bài và treo ngoài cửa quán hay bắt mua thêm một đồ uống nếu ngồi quá lâu. Tuy nhiên, những cách làm này nhận không ít ý kiến trái chiều trên mạng xã hội. Nhiều người cho rằng chủ quán làm vậy là hơi quá đáng vì dù sao khách cũng đã trả tiền nước uống.
Hơn nữa áp dụng các biện pháp cấm đoán, “đuổi khách” vô hình chung cũng khiến hình ảnh quán xấu đi trong mắt khách khác. Nhiều người dùng mạng còn cho rằng đã kinh doanh thì chủ quán cần phải chấp nhận có khách nọ khách kia. Không phải khách nào tới quán cũng ngồi lâu và khiến chủ thấy phiền phức.
Ngoài ra cũng có nhiều ý kiến cho rằng mỗi khách hàng cần phải có ý thức chung khi ăn uống tại quán. Đặc biệt, việc đặt gánh nặng tài chính lên chủ quán là điều nên hạn chế. Nhiều bạn trẻ còn có thói quen mang đồ ăn thức uống từ ngoài vào quán, điều này cũng không nên tồn tại dù ở quán nào.
Theo khảo sát, không gian quán cafe khá phù hợp để học tập hay làm việc. Trong quán các nhân viên thường mở các bản nhạc nhẹ nhàng và vui vẻ, tạo cảm hứng học tập và làm việc hơn. Có lẽ đó cũng chính là một lí do để khách thường lui tới quán cafe làm việc thay vì ở nhà. Hơn nữa, không gian tại các quán cafe cũng tạo cảm giác thoáng mát, dễ chịu, được decor đa dạng nên càng được các bạn trẻ ưa chuộng. Vì nhiều lý do khác nhau, điều này dần trở thành thói quen và sở thích của nhiều bạn trẻ.
Tags