- Người Do Thái "tiêu 1, lãi 10": Họ khẳng định đây mới là cách kiếm tiền thông thái nhất
- Bí quyết sống lâu và hạnh phúc gói gọn trong 1 chữ của người Nhật khiến hàng triệu người trên thế giới học tập
- Nhà đầu tư tại thung lũng Silicon Paul Graham bày chiến thuật đạt được sự giàu có: Không xem tivi từ năm 13 tuổi, ‘nứt mắt’ đã biết vạch mục tiêu về điều vĩ đại
- Tuổi 30 của “nghệ sĩ sân cỏ” Neymar Jr: Top 7 cầu thủ giàu nhất làng bóng đá, kiếm tiền hơn cả Messi, sở hữu dinh thự có bãi đậu trực thăng, nhà xe chứa đủ 20 chiếc ô tô
- Thiên tài máy tính nhỏ tuổi nhất Trung Quốc 8 tuổi tự học lập trình, 11 tuổi hack web trường rồi được Thanh Hoa chiêu mộ giờ ra sao?
Gia tộc Al Saud đã cai trị bán đảo Ả Rập tới hàng trăm năm, có tới 15.000 thành viên, nhưng phần lớn tài sản được 2.000 người trong số đó nắm giữ.
Qatar là nước đăng cai tổ chức FIFA World Cup 2022. Nhờ đó, ngành du lịch của quốc gia này dự kiến sẽ bùng nổ. Nhưng dù không đăng cai tổ chức giải bóng đá, hoàng gia Qatar từ lâu đã nổi tiếng với khối tài sản khổng lồ.
Gia tộc giàu có ở Qatar
Nhà Thani, gia tộc hoàng gia cầm quyền của Qatar, đứng đầu là Tamim bin Hamad Al Thani, là một trong những triều đại giàu có nhất còn tồn tại trên thế giới. Đứng đầu là Tiểu vương, hay còn gọi là người cai trị Qatar.
Người đứng đầu đất nước là Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani, ước tính khối tài sản riêng trị giá 2 tỷ USD, cũng có các khoản đầu tư vào Ngân hàng Barclays, British Airways và công ty ô tô Volkswagen. Ở tuổi 41, ông là quốc vương trẻ nhất hiện nay trên thế giới và là thành viên của gia đình hoàng gia có 8.000 thành viên.
Trang SCMP đưa tin vào tháng 6, hoàng gia Qatar có khối tài sản ước tính trị giá 335 tỷ USD. Trong khi đó theo Forbes, Elon Musk hiện là người giàu nhất thế giới và có giá trị tài sản ròng khoảng 219 tỷ USD. Đứng thứ 2 là Jeff Bezos với 117 tỷ USD. Như vậy, tổng tài sản của Elon Musk và Jeff Bezos cộng lại mới bằng nhà Thani.
Gia tộc Thani trị vì đất nước, nắm giữ nhiều khoản đầu tư vào bất động sản trên toàn cầu, bao gồm tòa nhà chọc trời Shard, làng Olympic, cửa hàng bách hoá Harrods (đều ở Anh) cũng như Tòa nhà Empire State (New York, Mỹ).
Tiểu vương Qatar và gia đình đã thể hiện quyền lực và sự siêu giàu của mình qua những tài sản họ nắm giữ, từ những cung điện rộng bạt ngàn, những siêu du thuyền tuyệt đẹp và những chiếc siêu xe đắt đỏ. Là hoàng tộc của đất nước có GDP đầu người cao bậc nhất thế giới, sự xa hoa của họ không có gì là khó hiểu.
… Nhà Thani chưa phải gia tộc giàu nhất
Sở hữu khối tài sản khổng lồ và lối sống xa hoa, song, hoàng gia Qatar chưa phải gia tộc giàu có nhất thế giới.
Hiện hoàng tộc Saud của Ả Rập Xê-út đang giữ vị trí hoàng gia giàu có nhất hành tinh. Nhà Saud cai trị từ năm 1744, tên của dòng tộc này được đặt trong tên nước Ả Rập Xê-út (Saudi Arabia).
Theo SCMP, gia tộc này có hơn 15.000 thành viên, có tổng tài sản trị giá 1,4 nghìn tỷ USD.
CNBC từng tiết lộ, các thành viên của nhà Al Saud có một cuộc sống khiến bất kỳ ai cũng phải ghen tị khi thường xuyên di chuyển bằng trực thăng riêng, sống trong những căn biệt thự nguy nga với nội thất bằng vàng.
Một trong những thành viên có tầm ảnh hưởng nhất trong hoàng gia là Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud. Hiện tại, khi đã gần 90 tuổi, ông chuyển giao phần lớn quyền lực cho con trai, đồng thời là người kế vị ngai vàng – Thái tử Mohammed Bin Salman.
Cho đến nay, giá trị thực sự của khối tài sản thuộc sở hữu của Thái tử vẫn là điều bí ẩn. Trong một cuộc phỏng vấn với CBS News, ông cho biết tình hình tài chính là vấn đề riêng tư và không hề có lỗi vì đã sống một cuộc sống xa hoa. Ngoài ra, ông cũng chia sẻ phần lớn tài sản đã được sử dụng để làm từ thiện, đã dành ít nhất 51% cho người dân và 49% còn lại là cho bản thân mình.
Trong khi đó, những thành viên khác trong gia tộc cũng giàu có không kém. Năm 2016, một công chúa đã chi 30 triệu USD để mua một khu đất tại Rue Octave-Feuillet (Pháp). Hơn nữa, 15.000 công chúa, hoàng tử của dòng họ này còn được hưởng những đặc quyền mà không phải ai cũng muốn.
Gia tộc Al Saud kiếm hàng nghìn tỷ USD như thế nào?
Trong vài thập niên trước đây, dầu mỏ là loại hàng hóa được giao dịch rất nhiều với mức giá tăng mạnh. Gia tộc Al Saud chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực khai thác các mỏ dầu khổng lồ, dưới thời trị vì của quốc vương Abdulaziz bin Abdul Rahman Al Saud. Điều này đã giúp họ thu về hàng tỷ USD, một phần để chi trả cho cuộc sống xa xỉ của các thành viên danh giá.
Ngoài ra, vua Salman còn thành lập một doanh nghiệp để đầu tư ra nước ngoài và thực hiện những thương vụ thâu tóm trị giá hàng tỷ USD là "Al Saud Group". Họ còn sở hữu công ty dầu khí quốc doanh Saudi Aramco. Công ty này năm 2019 đã gây ấn tượng mạnh cho cả thế giới với mức vốn hóa "trên trời" là 1.000 tỷ USD, vượt qua cả những những gã khổng lồ của Mỹ với mức lợi nhuận cao nhất thế giới.
Vương phi Qatar: Sức hút lộng lẫy không thể rời mắt, chiếm trọn spotlight mỗi khi xuất hiệnTags