Giá vàng thế giới tăng mạnh, đạt mức cao nhất mọi thời đại. Vàng nhẫn trong nước cũng tăng theo nhưng vàng miếng SJC đang đứng giá ở mức 81 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn tăng thêm 150.000 đồng/lượng và lên mức cao nhất từ trước đến nay. Công ty SJC mua vào với giá 77,05 triệu đồng, bán ra 78,45 triệu đồng; Công ty PNJ mua vào 77,05 triệu đồng, bán ra 78,3 triệu đồng… Giá vàng nhẫn thấp hơn vàng miếng SJC 2,55 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng SJC bất động sau khi tăng 1 triệu đồng/lượng ngày hôm trước, Công ty SJC, PNJ… mua vào với giá 79 triệu đồng, bán ra 81 triệu đồng. Giá vàng miếng SJC cao hơn thế giới 4,5 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn cao hơn 1,95 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới tăng 8 USD, lên 2.514 USD/ounce, có thời điểm cán mốc kỉ lục 2.531 USD/ounce nhờ sự suy yếu mạnh của đồng USD và niềm tin ngày càng tăng của các nhà đầu tư vào quyết định xoay trục chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ FED tại cuộc họp tháng 9. Theo đó, chỉ số USD Index giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng đã làm tăng sức hấp dẫn của vàng đối với những người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác, trong khi lợi suất trái phiếu chuẩn kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm.
Các chuyên gia cho rằng động lực chính thúc đẩy giá vàng tăng là nhu cầu đầu tư tài chính, đặc biệt là khi hoạt động mua các quỹ hoán đổi danh mục được cải thiện và kỳ vọng về chu kỳ nới lỏng của Fed sẽ bắt đầu vào tháng 9 tăng. Giá vàng có thể đạt 3.000 USD/ounce vào giữa năm 2025 và 2.600 USD/ounce vào cuối năm 2024.
Căng thẳng Trung Đông "giữ chân" giá vàng thế giới gần mức cao kỷ lục
Trong phiên giao dịch 20/8, giá vàng thế giới giữ vững trên mốc 2.500 USD/ounce, do tình hình căng thẳng ở Trung Đông, sự yếu đi của đồng USD và kỳ vọng ngày càng tăng của nhà đầu tư vào khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất vào tháng 9/2024.
Giá vàng giao ngay đã tăng 0,3% lên 2.510,35 USD/ounce, sau khi có lúc vọt lên 2.531,60 USD/ounce, mức cao kỷ lục. Chốt phiên này, giá vàng giao dịch kỳ hạn tại Mỹ tăng 0,4% lên 2.550,6 USD/ounce.
Việc chỉ số USD giảm xuống mức thấp trong bảy tháng, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với những nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền khác. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ cũng giảm.
Chuyên gia Aakash Doshi, tại tổ chức nghiên cứu Citi Research, nhận định động lực chính cho giá vàng đi lên là nhu cầu đầu tư tài chính, đặc biệt là hoạt động mua vào của các quỹ hoán đổi danh mục (ETF). Bên cạnh đó, giá kim loại quý này cũng được hưởng lợi nhờ niềm tin vào khả năng Fed sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ vào tháng Chín.
Theo ông Doshi, giá vàng có thể vọt lên 2.600 USD/ounce vào cuối năm nay và 3.000 USD/ounce vào giữa năm tới. Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới, SPDR Gold Trust GLD, cho biết tính đến ngày 19/8, lượng vàng do quỹ này nắm giữ đã tăng lên 859 tấn, mức cao nhất trong bảy tháng.
Theo CME FedWatch Tool, thị trường dự kiến có 71,5% cơ hội Fed sẽ hạ lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp vào tháng Chín.
Các nhà giao dịch đang theo dõi chặt chẽ biên bản cuộc họp chính sách tháng Bảy của Fed công bố ngày 21/8 và bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại Hội nghị thường niên chuyên đề kinh tế Jackson Hole của Fed vào cuối tuần, để có thêm thông tin về đợt cắt giảm lãi suất sắp tới của cơ quan này.
Giá vàng đã tăng hơn 20% kể từ đầu năm đến nay và đang trên đà hướng đến năm tăng mạnh nhất kể từ năm 2020. Chiến lược gia Joseph Cavatoni tại Hội đồng Vàng Thế giới đánh giá bất ổn địa chính trị, sự gia tăng hoạt động đầu cơ và dòng vốn đổ vào các quỹ ETF toàn cầu là những động lực thúc đẩy giá vàng.
Tại Việt Nam, vào đầu giờ sáng 21/8, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 76,80 - 78,20 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Giá một thỏi vàng lần đầu tiên cán mốc 1 triệu USD
Giá một thỏi vàng (khoảng 400 ounce) đã lần đầu tiên đạt mức 1 triệu USD, nhờ đà tăng vọt của giá kim loại quý này lên mức cao kỷ lục mới cuối tuần trước.
Trong phiên giao dịch 20/8, giá vàng thế giới giữ vững trên mốc 2.500 USD/ounce, do tình hình căng thẳng ở Trung Đông, sự yếu đi của đồng USD và kỳ vọng ngày càng tăng của nhà đầu tư vào khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất vào tháng 9/2024.
Giá vàng giao ngay đã tăng 0,3% lên 2.510,35 USD/ounce, sau khi có lúc vọt lên 2.531,60 USD/ounce, mức cao kỷ lục. Chốt phiên này, giá vàng giao dịch kỳ hạn tại Mỹ tăng 0,4% lên 2.550,6 USD/ounce.
Trên thế giới thỏi vàng tiêu chuẩn nặng 400 ounce, vì vậy hiện có giá hơn 1 triệu USD. Tất nhiên, không phải thỏi vàng nào cũng nặng chính xác 400 ounce. Cơ quan quản lý vàng Mỹ cho biết đối tượng giao dịch vàng thanh thường là các ngân hàng trung ương và các nhà kinh doanh vàng, chứ không phải cá nhân.
Giá vàng đã tăng hơn 20% kể từ đầu năm đến nay và đang trên đà hướng đến năm tăng mạnh nhất kể từ năm 2020. Giá vàng tăng có thể là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư dự đoán Fed sẽ sớm giảm lãi suất.
Theo CME FedWatch Tool, thị trường dự đoán có 71,5% cơ hội Fed sẽ hạ lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp vào tháng Chín tới.
Trong khi đó, các ngân hàng trung ương, dẫn đầu là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC-ngân hàng trung ương), cũng đang mua vàng để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.
Các ngân hàng trung ương và giới đầu tư xem kim loại quý này là một công cụ lưu trữ giá trị lâu dài và đáng tin cậy trong những thời kỳ bất ổn kinh tế. Nguyên nhân là khi lãi suất giảm, giá vàng có xu hướng tăng, vì vàng sẽ trở nên hấp dẫn hơn trái phiếu. Giới đầu tư cũng coi vàng là một biện pháp phòng ngừa rủi ro lạm phát, với kỳ vọng vàng sẽ giữ giá cao khi giá cả tăng lên.
Theo chuyên gia Aakash Doshi, tại tổ chức nghiên cứu Citi Research, giá vàng có thể vọt lên 2.600 USD/ounce vào cuối năm nay và 3.000 USD/ounce vào giữa năm tới. Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới, SPDR Gold Trust GLD, cho biết tính đến ngày 19/8, lượng vàng do quỹ này nắm giữ đã tăng lên 859 tấn, mức cao nhất trong bảy tháng.
Tags