Trong phiên 7/11, giá vàng thế giới giao dịch gần mức cao nhất trong ba tuần nhờ sự yếu đi của đồng USD.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư đang chờ đợi số liệu về tỷ lệ lạm phát tại Mỹ vào cuối tuần này, nhân tố có thể ảnh hưởng đến chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư đang chờ đợi số liệu về tỷ lệ lạm phát tại Mỹ vào cuối tuần này, nhân tố có thể ảnh hưởng đến chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Cụ thể, giá vàng giao ngay giữ ở mức 1.676,24 USD/ounce, sau khi tăng hơn 3% lên 1.681,69 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 13/10 trong phiên 4/11. Trong khi đó, giá vàng giao dịch kỳ hạn của Mỹ tăng 0,2% lên 1.680,5 USD/ounce.
Bob Haberkorn, chiến lược gia cấp cao tại công ty môi giới đầu tư RJO Futures (Mỹ) nhận định đà giảm của đồng USD và lợi suất trái phiếu là những nhân tố hỗ trợ giá vàng nói riêng và các kim loại quý nói chung.
Đồng bạc xanh đã nối dài đà giảm và xuống mức thấp nhất trong hơn một tuần, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với những người nắm giữ tiền tệ khác.
Dữ liệu vào thứ Sáu cho thấy các nhà tuyển dụng Mỹ đã thuê nhiều công nhân hơn dự kiến trong tháng 10, nhưng tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3,7% làm dấy lên hy vọng rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ bớt mạnh tay hơn trong việc tăng lãi suất trong tương lai.
Mặc dù vàng được coi là công cụ hữu hiệu để chống lạm phát, song tỷ lệ lãi suất cao hơn sẽ làm tăng chi phí nắm giữ vàng.
Các chuyên gia nhận định nếu Fed tạm dừng hoặc "giảm tốc" các đợt tăng lãi suất, vàng sẽ được hưởng lợi. Hiện nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ, dự kiến công bố ngày 10/11.