Giải đấu của Văn Lâm mất bao nhiêu tiền khi bị trì hoãn?

Thứ Sáu, 03/04/2020 07:58 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn)- 170 triệu baht doanh thu (hơn 4,5 triệu USD), tức hơn 100 tỷ đồng là số tiền thiệt hại của các CLB Thai League khi trái bóng ngừng lăn ở giải đấu mà tuyển thủ Văn Lâm đang đầu quân.

Bóng đá Việt Nam: 40 năm từ A1 đến V-League

Bóng đá Việt Nam: 40 năm từ A1 đến V-League

Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã khiến khả năng trở lại của V-League 2020 bị bỏ ngỏ, thậm chí là tranh cãi. Nhưng nếu nhìn lại suốt chiều dài 40 năm của giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam, thì chuyện hoãn, hủy hay thay đổi thể thức thi đấu không phải là lần đầu...

Cụ thể, các CLB Thái Lan đang đau đầu khi 2 giải đấu hàng đầu Thai League 1 và Thai League 2 phải hoãn. Tổng cộng, các CLB ở 2 hạng đấu này mất khoảng 170 triệu baht doanh thu từ tiền bán vé hay vật phẩm lưu niệm.

Văn Lâm, Dang Van Lam, Muangthong United, Thai League
Nền bóng đá mà Văn Lâm đang chơi bóng thiệt hại đến hàng trăm tỷ đồng nếu diễn ra không có CĐV đến sân. Ảnh: CLB

Theo tiết lộ từ số liệu thống kê của năm ngoái, các CLB ở Thai League 1 đạt doanh thu từ khoản vừa đề cập tổng cộng tới 135 triệu baht (hơn 4 triệu USD), trong khi giải đấu Thai League 2 của cũng có 35 triệu baht (hơn 1 triệu USD).

Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT) Somyot Pumpanmuang do đó rất muốn các giải đấu trở lại để giúp đỡ tài chính cho các CLB. Về lâu dài, ĐTQG Thái Lan cũng sẽ có lợi nếu Thai-Leaague 1 và 2 tiếp tục.

Ảnh hưởng của Covid-19 đối với ngành công nghiệp bóng đá chuyên nghiệp ở Thái Lan cũng tương tự nhiều ngành nghề khác trong xã hội. Do tình hình dịch bệnh, Chính phủ Thái Lan đã ban hành Nghị định Hoàng gia về Quản lý khẩn cấp từ ngày 26 tháng 3 đến 30 tháng 4 này.

FAT và công ty tổ chức các giải đấu Thai League cũng đã hoãn tất cả các cấp độ của giải đấu trong 2 tháng. Nó được lên kế hoạch để trở lại để cạnh tranh một lần nữa vào đầu tháng 5 tới. Chủ tịch Somyot đã thông báo cho các CLB sẽ tổ chức một cuộc họp online vào ngày 7/4 tới để lắng nghe đề xuất của lãnh đạo các đội bóng.

Chủ tịch Somyot tuyên bố rằng có khả năng cao giải đấu sẽ khởi động trở lại trong thời gian dự kiến vừa nêu. Tuy nhiên, BTC không cho phép người hâm mộ vào sân vận động xem trực tiếp để ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 mà tổ chức trận đấu kín.

Các CLB Thai League chắc chắn sẽ mất doanh thu đáng kể do thi đấu không khán giả do CĐV vào sân có xu hướng mua nhiều vật phẩm ủng hộ CLB. Năm ngoái ở Thai League 1, tiền vé CLB thu được lên tới 81 triệu baht, bán quà lưu niệm là 54 triệu baht (tổng cộng 135 triệu baht).

Còn Thai League 2 đã bán được 26 triệu baht tiền vé và khoảng 9 triệu baht tiền quà lưu niệm (tổng cộng 35 triệu baht).

Chủ tịch Somyot sẽ nhóm họp online với các CLB Thái Lan vào ngày 7/4 tới để lắng nghe ý kiến về giải đấu có thể trở lại đầu tháng 5
Chủ tịch Somyot sẽ nhóm họp online với các CLB Thái Lan vào ngày 7/4 tới để lắng nghe ý kiến về giải đấu có thể trở lại đầu tháng 5

Thủ lĩnh nền bóng đá Thái Lan tuyên bố chuyện thiệt hại với CLB là đương nhiên nhưng ít nhất giải đấu phải có sự cạnh tranh để có thể phát sóng trực tiếp, phục vụ khán giả. FAT sẽ có thể thu tiền bản quyền để hỗ trợ lại cho CLB.

FAT cũng tiết lộ số tiền hỗ trợ cho một đội ở Thai League 1 là 20 triệu baht mỗi năm và 5 triệu baht/năm cho CLB ở Thai-League 2. Đây là khoản thu đáng kể. Cộng thêm khoản thu nhập đáng kể từ các nhà tài trợ trước đó khi giải đấu tổ chức đến đích suôn sẻ thì CLB sẽ không gặp rắc rối về tài chính.

Khi được hỏi nếu trường hợp giải đấu không thể diễn ra thì quyền lợi của FAT lẫn các CLB sẽ được bảo lưu và vẫn được nhận tài trợ hoặc được bảo lãnh từ “Kế hoạch B.” nào đó hay không, Chủ tịch Somyot rằng đó là vấn đề cần đàm phán.

“Bởi vì bệnh dịch này đã xảy ra được coi như là một thảm họa. Nó vượt quá tầm kiểm soát, không phải là một tình huống bình thường nữa”, Chủ tịch Somyot phát biểu.

V.H

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›