(Thethaovanhoa.vn) - Giải thưởng văn chương hàng đầu nước Pháp Prix Goncourt đã được trao cho cuốn tiểu thuyết miêu tả Đức Quốc xã là sản phẩm do các nhà tư bản lắm tiền tại Đức tạo nên, và không ít trong số các tập đoàn đó tới nay vẫn là những nhà sản xuất công nghiệp lớn.
- Giải Văn học Prix Goncourt 2017 thuộc về Eric Vuillard
- Nữ nhà văn Morocco đoạt giải văn chương Goncourt 2016
Với tựa sách L’ordre Du Jour(tạm dịch là: Cuộc mật nghị), nhà văn Eric Vuillard đã kể câu chuyện sinh động về quá trình nhà độc tài Hitler lên cầm quyền nhờ sự hậu thuẫn của giới tinh hoa Đức cũng như sự kiện quân đội nước này quyết định xâm chiếm Áo năm 1938.
Sự kết hợp giữa lịch sử và văn chương
Cuốn sách của Vuillard xoay quanh cuộc gặp bí mật giữa Hitler và lãnh đạo của một số tập đoàn hàng đầu…cũng nhưđại diện các nhóm công nghiệp lớn khác vào tháng 2/1933, nơi họ đã đồng ý hỗ trợ tài chính và ủng hộ chiến dịch thâu tóm quyền lực của nhà độc tài khét tiếng.
Miêu tả lại sự kiện được tổ chức dưới sự chủ trì của Hermann Goering (người sau này trở thành chỉ huy quân sự hàng đầu của Đức Quốc xã) và tân Thủ tướng Adolf Hitler, Eric Vuillard viết: “Đó là 24 con người cứng nhắc trong 24 chiếc áo ba-đờ-suy màu đen, nâu hoặc màu rượu chát, 24 miếng đệm vai bằng len, 24 bộ đồ vét với áo chẽn, 24 chiếc quần dài với kẹp quần và chiếc gấu lớn”.
“Khi rời khỏi phòng, Hermann Goering cười lớn: Cuộc bầu cử này sẽ là lần cuối cùng trong vòng 10 năm tới, thậm chí có thể là trong một thế kỉ tới" - trích L’ordre Du Jour.
Ngoài lôi cuốn người đọc bằng giọng văn tả thực chi tiết, ông cũng không quên nhắc nhở rằng, tuy chế độ phát xít đã sụp đổ, nhưng một số tập đoàn liên quan "vẫn còn đó và tồn tại ngay giữa chúng ta. Trong tương lai, các hãng đó cũng có thể tài trợ cho những đảng phái tùy theo sức mạnh của họ…Và khối tài sản họ nắm trong tay thật khổng lồ”.
Là cây bút cẩn trọng, Eric Vuillard đã giúp người đọc mường tượng lại câu chuyện lịch sử thông qua các chi tiết, nhưng như ông nói, các chi tiết đó đều là sự thật, không có sự thêm thắt nào cả.
“Sự thật nằm rải rác trong đủ loại bụi bặm lịch sử” - nhà văn mô tả về tác phẩm dài 160 trang của mình.
Phần thưởng tượng trưng mở ra cơ hội doanh thu khổng lồ
Được coi là giải thưởng uy tín nhất trong làng văn học Pháp, việc giành giải Goncourtthường hứa hẹn tương lai doanh thu hấp dẫn đối với tác phẩm chiến thắng.
Nên dùông chỉ ra về với một phần thưởng tượng trưng là tấm chi phiếu 10 euro (khoảng 12 USD), cuốn sách L'Ordre Du Jourcủa ông sẽ được bảo chứng dưới “lớp áo choàng Goncourt”, và từ đó,quá trình bán sách cũng sẽ trở nên vô cùng thuận lợi, bên cạnh việc Eric Vuillard đạt được danh tiếng lớn và trở thành cái tên của mọi nhà.Được biết các tác phẩm được giải thường có số lượng bán lên tới 200.000 đến 500.000 cuốn.
Eric Vuillard, 49 tuổi, chia sẻ rằng ông đã rất ngạc nhiên khi nghe tin mình giành chiến thắng cùng L'Ordre Du Jour. "Đó là điều gây ngạc nhiên, đến điếng người" - ông nói với các phóng viên có mặt tại một nhà hàng ở Paris, nơi tên người chiến thắng được xướng lên.
Trong mối tương quan giữa lịch sử và và thủ pháp hư cấu, Vuillard đã nói rằng, "Văn học kể lại những câu chuyện quan trọng, thậm chí mang tính đe dọa ... Có nhiều hình thức khám phá đặc trưng cho việc đọc và viết. Những gì tôi gọi là hư cấu là sự chỉnh sửa được thực hiện bởi các dữ liệu thu thập được".
Giải thưởng số 1 của văn học Pháp Giải Goncourt là giải thưởng uy tín của nền văn học Pháp, do Viện Hàn lâm Goncourt trao cho tác giả của "tác phẩm văn xuôi hay nhất và sáng tạo nhất trong năm". Bốn hạng mục khác của giải thưởng khác gồm: Prix Goncourt du Premier Roman (tiểu thuyết đầu tay), Prix Goncourt de la Nouvelle (truyện ngắn), Prix Goncourt de la Poésie (thơ ca) và Prix Goncourt de la Biographie (tiểu sử). Trong nhóm "big six" (6 giải thưởng văn học Pháp lớn nhất), Prix Goncourt được biết đến là giải thưởng nổi tiếng và có uy tín hàng đầu. 5 giải còn lại bao gồm Grand Prix du roman de l'Académie française, Prix Femina, Prix Renaudot, Prix Interallié và Prix Médicis. |
Duy An(Tổng hợp)
Tags