(Thethaovanhoa.vn) - Hiện nay, trên thế giới những vụ việc đau lòng về xâm hại tình dục vẫn xảy ra từng phút, từng giờ. Tuy nhiên có một bí mật thương tâm đằng sau đó mà không phải ai cũng biết.
- Nước Thái chấn động vụ bé gái 14 tuổi bị 40 gã đàn ông thay nhau cưỡng hiếp
- Vụ cưỡng hiếp chấn động, bé gái 10 tuổi phải ra tòa xin được... phá thai
Không chỉ trên thế giới ngay tại Việt Nam dư luận cũng đang vô cùng bức xúc về vấn đề xâm hại. Bởi lẽ ngay cả những đứa trẻ cũng trở thành nạn nhân, và chủ yếu chúng lại là đối tượng của các yêu râu xanh.
Mới đây nhất là vụ việc cụ ông 81 tuổi xâm hại đứa bé mới chỉ hơn một tuổi. Chúng ta không chỉ bức xúc mà còn đặt ra câu hỏi, kẻ đó suy nghĩ gì khi một đứa bé chưa nhận thức được hết mọi thứ xung quanh cũng khiến hắn nổi máu đê tiện?
Đối với những đứa trẻ, khi xảy ra trường hợp như vậy, chúng sẽ có sự phản kháng như khóc lóc, giãy giụa... Nhưng vì còn nhỏ không đủ sức chống trả nên vẫn trở thành nạn nhân.
Vậy tại sao ở người lớn có sức khỏe hơn lại vẫn trở thành nạn nhân của những vụ xâm hại?
Trên lý thuyết phụ nữ không thể khỏe bằng đàn ông, còn chưa kể tới một số trường hợp họ bị mắc chứng bệnh “đông cứng” khi gặp những tình huống như vậy.
Nghĩa là họ không thể phản kháng khi bị cưỡng hiếp. Không phải vì đồng tình mà đơn giản là không thể, vì người họ lúc đó bỗng trở nên đông cứng, không thể cử động nổi.
Ví dụ vào năm 2016, một trường hợp hy hữu đã xảy ra tại Ý. Một phụ nữ bị gã đồng nghiệp cưỡng hiếp, nhưng hung thủ lại được tuyên bố trắng án. Lý do được đưa ra đó là do người phụ nữ kia gần như không phản kháng.
Điều này được cho rằng đó chính là dấu hiệu của sự tự nguyện. Mặc dù cô gái ấy đã cố gắng chứng minh mình bị hại, nhưng đều bị phía toàn án bác bỏ hoàn toàn.
Và không chỉ có trường hợp của cô gái này, mà rất nhiều cô gái khác cũng đã nói rằng họ không thể chống cự lại khi ai đó có ý định xấu với mình.
Lí giải cho điều này khoa học gọi đó là “sự căng cứng”. Đây là một trạng thái hoàn toàn tự nhiên của các loài động vật.
Nó thường được gọi là hiện tượng giả chết hay chết lâm sàng. Trong một vài nghiên cứu mới được công bố gần đây, trạng thái này có thể giúp một số loài vật sống sót qua tình thế nguy hiểm.
Ví dụ điển hình là loài thỏ, khi gặp phải kẻ săn mồi chúng sẽ bất động để giả chết. Vì đơn giản nếu chúng làm vậy sẽ không bị tấn công và có thể thoát chết.
Vậy hiện tượng này ở con người thì sao? Theo một nghiên cứu mới đây do tiến sĩ Anna Moller và đồng nghiệp thực hiện tại Stockholm (Thụy Điển) trên 298 phụ nữ từng bị xâm hại.
Kết quả cho thấy 70% trong số này hoàn toàn bị căng cứng, đặc biệt 48% khẳng định họ bị nặng tới mức bất động.
Tuy nhiên đó chưa phải là điểm dừng, khi các chuyên gia tiếp tục theo dõi 189 nạn nhân trong vòng 6 tháng tiếp theo, 38,1% trong số đó đã mắc phải chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương, 22,2% bị trầm cảm nghiêm trọng.
Những hậu quả của việc xâm hại tình dục để lại là vô cùng lớn, nó đã gây ra sự phẫn nộ nhưng chẳng thể trả lại tâm lí bình thường cho các nạn nhân.
Cuộc nghiên cứu này được mở ra để giải oan cho một số trường hợp các nạn nhân bị cưỡng hiếp, nhưng lại không được trả lại công bằng.
Những kẻ thủ ác được tuyên trắng án do nạn nhân mắc chứng đông cứng không thể kháng cự.
Ở một khía cạnh nào đó, pháp luật cần phải thay đổi để không bỏ sót bất cứ đối tượng nào đã phạm tội.
Khổng Giang
Tags