Giải mã được danh tính mẹ danh họa Leonardo Da Vinci sau 500 năm

Thứ Năm, 25/05/2017 15:43 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Các nhà nghiên cứu trường Đại học Oxford (Anh) đã giải mã được bí ẩn về danh tính người mẹ của Leonardo da Vinci (1452-1519), gần 5 thế kỷ sau khi danh họa Phục hưng qua đời.

Nghiên cứu trong một thời gian dài, các nhà khoa học giờ mới biết được rằng mẹ của Da Vinci là Caterina, bà sinh ra cậu con trai ngoài giá thú năm 15 tuổi sau khi bị một luật sư gạ gẫm.

Chú thích ảnh
Danh họa Phục hưng Leonardo Da Vinci

Nhiều năm trở lại đây có suy đoán rằng mẹ của Da Vinci là một nô lệ. Tuy nhiên, giờ đây giáo sư Martin Kemp, sử gia nghệ thuật trường Đại học Oxford, đã tìm được tên đầy đủ của bà, là Caterina di Meo Lippi.

Theo giáo sư Kemp, bà Caterina là một nông dân nghèo, có thể là một người mồ côi cha mẹ. Caterina sống cùng bà trong một nông trại nghèo ở vùng đồi Tuscan.

Cha Caterina đã bỏ nhà đi khi bà còn nhỏ, để lại cô con gái cho bà nội nuôi nấng. Năm 1451, khi Caterina 15 tuổi, bà có thai với Ser Piero da Vinci (25 tuổi), một luật sư làm việc ở Florence.

Chú thích ảnh
Bà Caterina sống ở vùng đồi cách Vinci một dặm 

Caterina “là một nông dân lâm vào cảnh khó khăn, tồi tệ đến mức không thể hèn kém hơn khi mới 16 tuổi đã sinh con trai ngoài giá thú" – giáo sư Kemp nói.

Thời điểm đó, Ser Piero đã kết hôn và Caterina cũng kết hôn với Antonio di Piero Buti, một nông dân địa phương. Da Vinci cất tiếng khóc chào đời ngày 14/41452 và lớn lên trong ngôi nhà của cha Ser Piero.

Giáo sư Kemp còn cho biết, Da vinci không sinh ra tại Casa Natale ở Anchiano, mà trong ngôi nhà của ông nội ở Vinci.

Khuôn mẫu trong kiệt tác Mona Lisa chính là mẹ danh họa?

Kể từ thế kỷ 16 đến nay, đã có nhiều suy đoán về danh tính của người mẫu trong kiệt tác Mona Lisa của Da Vinci, có điều không ai biết rõ về người đẹp có đôi mắt và mái tóc đen với nụ cười bí ẩn trong bức chân dung nổi tiếng này là ai.

Chú thích ảnh
Kiệt tác "Mona Lisa" của Da Vinci

Nhiều chuyên gia cho rằng người mẫu trong tranh là Lisa Gheradini, vợ nhà buôn giàu có vùng Florentina, Francesco del Giocondo. Trong nhiều năm, bức chân dung này được biết đến với tên gọi La Giocondo, song cách đây vài năm một nhóm nhà khoa học Canada đã phát hiện ra rằng người phụ nữ trong bức tranh quàng một chiếc khăn mỏng vốn được những người phụ nữ đang mang thai hoặc sắp sinh thời điểm đó hay dùng.

Phát hiện này được cho là khá thuyết phục bởi khi Da Vinci hoàn thành bức tranh này vào năm 1503, Lisa Gheradini đang mang bầu đứa con thứ 2. Đây là một bằng chứng nữa cho thấy vợ của người lái buôn Del Giocondo chính là người mẫu trong tranh.

Chú thích ảnh
Bức chân dung Monla Lisa được cho là mang nửa gương mặt Liasa, nửa gương mặt Da Vinci

Song gần đây, các chuyên gia Đức thuộc trường Đại học Heidelberg đã phát hiện ra những dòng chữ bên lề một cuốn sách của một người bạn Da Vinci, trong đó đề cập rằng một nghệ sĩ bạn ông đang vẽ 3 bức tranh, một trong số đó là Mona Lisa và người mẫu trong tranh là vợ của nhà buôn.

Một số ý kiến lại cho rằng Mona Lisa chính là chân dung tự họa của Da Vinci hay đây là chân dung một trong những người tình của danh họa hoặc là một nhân tình của người bảo trợ nghệ thuật Medici. Nhưng lại có những ý kiến cho rằng người phụ nữ trong tranh chính là bà Caterina, mẹ Da Vinci.

Nghi vấn mẹ Leonardo Da Vinci là nô lệ người Trung Quốc

Nghi vấn mẹ Leonardo Da Vinci là nô lệ người Trung Quốc

Sử gia kiêm nhà văn Italy Angelo Paratico vừa công bố một nghiên cứu mới gây sửng sốt, cho rằng mẹ danh họa Phục hưng Lenardo da Vinci (1452-1519) có thể là một nô lệ người Trung Quốc.

Giả thuyết này cũng khá thuyết phục nếu xét theo góc độ tình cảm. Bởi Mona Lisa là bức chân dung duy nhất Da Vinci giữ bên mình trong suốt 20 năm, cho tới khi ông rời Italy để sống những năm cuối cùng trong triều đình của Vua Pháp Francois I, và đây là bức tranh duy nhất trong 3 bức tranh mà ông vẫn giữ cho đến khi qua đời.

Đó chính là lý do tại sao Mona Lisa hiện được treo trong Bảo tàng Lourve ở Paris (Pháp) chứ không phải trong bảo tàng Italy.

Tuấn Vĩ
Tổng hợp

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›