(Thethaovanhoa.vn) - Sau hành trình kéo dài 5 năm, ngày 4/7, tàu vũ trụ Juno sắp tới đích đến cuối cùng là Sao Mộc khổng lồ, nơi tàu sẽ bay vào quỹ đạo và bắt đầu gửi dữ liệu về Trái Đất.
- Tàu vũ trụ Dragon trở về Trái đất an toàn
- 'Thăm' mặt trăng sao Mộc bằng tàu vũ trụ chạy năng lượng Mặt trời
Khoa học gia Steve Levin tham gia dự án Juno nói: "Sao Mộc là hành tinh lớn nhất, có môi trường bất lợi nhất trong hệ Mặt Trời. Và nó có từ trường lớn hơn, cực quang lớn hơn, vành đai bức xạ lớn hơn, trọng lực lớn hơn. Tất cả mọi thứ về nó thực sự là lớn hơn".
Nhờ bay quanh cực Sao Mộc của tàu vũ trụ sẽ lập bản đồ toàn bộ bề mặt hành tinh này trong 37 vòng bay quanh quỹ đạo và tiết lộ thông tin về nguồn gốc của Sao Mộc, phần bên trong của nó, khí quyển và những lực từ trường. Bức xạ của nó có cường độ cao nên phải có một hầm bức xạ.
Ông Levin cho biết thêm: "Cơ bản đó là một hộp rất lớn bằng titanium và chúng tôi cho tất cả những thiết bị điện tử nhạy cảm nhất của chúng tôi vào trong hầm để tránh những thiệt hại mà Sao Mộc có thể gây ra".
Tàu vũ trụ Juno được đặt tên theo một nữ thần trong thần thoại La Mã có thể nhìn xuyên qua những đám mây. Các nhà khoa học cho biết sứ mạng trị giá 1,1 tỷ USD này sẽ hé lộ những bí ẩn của Sao Mộc và lý giải hệ Mặt Trời của chúng ta được hình thành ra sao. Sau khi hoàn thành sứ mệnh dự kiến vào năm 2018, tàu vũ trụ Juno sẽ tự do rơi vào bầu khí quyển của Sao Mộc và bốc cháy.
TTXVN
Tags