Bộ phim Oppenheimer của Christopher Nolan đã gây sốt tại phòng vé - nhưng ý nghĩa của những cảnh cuối cùng là gì?
* Lưu ý: Bài viết có tiết lộ nội dung bộ phim.
Ngày 16/7/1945, J. Robert Oppenheimer chứng kiến việc phát nổ thành công quả bom hạt nhân đầu tiên tại sa mạc New Mexico.
Một câu nói trong cuốn Bhagavad Gita nổi tiếng đã đi qua tâm trí ông: "Tôi trở thành chết chóc, kẻ hủy diệt thế giới".
Giờ đây, câu chuyện thật về Oppenheimer và sự tham gia của ông trong việc tạo ra bom nguyên tử đã được đưa lên màn ảnh rộng nhờ sự chỉ đạo của Christopher Nolan.
Dàn diễn viên nổi tiếng của bộ phim được dẫn đầu bởi Cillian Murphy - đóng vai Oppenheimer, trong khi Florence Pugh đóng vai Jean Tatlock - một nhân vật có thật, và Robert Downey Jr đóng vai Lewis Strauss.
Người hâm mộ các tác phẩm điện ảnh của Nolan sẽ biết rằng ông yêu thích những cốt truyện phức tạp và cách kể không theo trình tự thời gian, và Oppenheimer cũng không phải là ngoại lệ, diễn biến qua nhiều thời điểm khác nhau.
Nhưng nếu bạn cảm thấy mơ hồ về những chương cuối cùng của bộ phim và ý nghĩa chính xác của chúng, hãy đọc tiếp để hiểu rõ kết thúc của Oppenheimer.
Giải thích kết phim
Mặc dù nhiều khán giả đi xem phim có thể đã mong đợi những khoảnh khắc gay cấn cuối cùng của bộ phim sẽ là vụ ném bom Hiroshima và Nagasaki, nhưng thực tế không phải vậy.
Thực tế, cảnh bom duy nhất trong phim - mặc dù ấn tượng - là một viễn cảnh tái hiện cuộc thử nghiệm Trinity (mật danh của vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên do Lục quân Hoa Kỳ tiến hành vào ngày 16/7/1945, một phần của dự án Manhattan), diễn ra khoảng hai phần ba trong thời lượng phim trước khi một tiếng cuối cùng khám phá những hậu quả, cả với thế giới nói chung và đặc biệt là tâm lý của Oppenheimer.
Phần lớn giờ cuối tập trung vào nỗi đau khổ trong tâm hồn của Oppenheimer khi ông phải đối mặt với việc chịu trách nhiệm về một quả bom không chỉ giết chết hàng trăm ngàn dân thường mà còn dẫn đến cuộc đua vũ khí hạt nhân không thể quay đầu.
Trong một cảnh, ông gặp Tổng thống Hoa Kỳ Harry S Truman (Gary Oldman thể hiện), người khiển trách ông vì cảm thấy tội lỗi về quả bom, giải thích rằng ông mới là người đã đưa ra quyết định chứ không phải Oppenheimer, nhưng điều này không làm ông cảm thấy tốt hơn.
Chúng ta cũng thấy ông chiến đấu chống lại sự phát triển vũ khí hạt nhân tiếp theo, đó là một trong những lí do chính đằng sau cuộc điều tra bảo mật mà tạo nên phần lớn cốt truyện của bộ phim, và cũng là một trong những lý do mà Lewis Strauss đã kiên quyết phản đối ông.
Động cơ thực sự của Lewis Strauss trong phim là gì?
Strauss đã thu hồi quyền miễn trừ an ninh của Oppenheimer và cuối cùng, động cơ của ông trong việc muốn làm điều này đã được làm sáng tỏ.
Có thông tin rằng Strauss nghĩ rằng Oppenheimer đã nói xấu ông với Einstein trong một cuộc trò chuyện ở đầu phim nhưng để lại bí ẩn trong phần lớn bộ phim.
Ngoài ra, Strauss đã cảm thấy nhục nhã trước công chúng và đồng nghiệp khi Oppenheimer làm ông cảm thấy không đủ năng lực hoặc không đủ trình độ.
Do đó, việc trả thù của ông trong bộ phim cũng đồng nghĩa với sự kết thúc của sự thăng tiến chính trị của ông, mang đến sự căng thẳng đáng kể.
Albert Einstein đã nói gì với Oppenheimer ở cuối phim?
Trong những khoảnh khắc cuối cùng của bộ phim, chúng ta biết được rằng Oppenheimer và Einstein thực sự không phải thảo luận về Strauss, mà đang trao đổi về tác động của quả bom đối với thế giới.
Cụ thể, Oppenheimer nhắc lại với Einstein rằng khi quả bom vẫn đang được xây dựng, họ lo ngại rằng nó có thể vô tình tạo ra một phản ứng dây chuyền có thể phá hủy cả vũ trụ. "Vậy sao?" - Einstein hỏi.
Câu trả lời cuối cùng của Oppenheimer là dòng cuối cùng của bộ phim. "Tôi tin rằng chúng ta đã làm điều đó" - ông nói trước khi chúng ta được cho thấy một chuỗi hình ảnh mô tả thế giới bị phá hủy bởi vũ khí hạt nhân hiện đại.
Điều gì đã xảy ra với Oppenheimer sau quả bom?
Ý nghĩa lời nhận xét của Oppenheimer đối với Einstein và tưởng tượng về một thảm họa hạt nhân sau đó là mặc dù họ có thể không tạo ra một phản ứng dây chuyền thảm khốc như vậy từ mặt khoa học, nhưng hậu quả chính trị của việc tạo ra quả bom rất lớn đến nỗi ông tin rằng họ đã khởi đầu một hành trình không thể tránh khỏi về thảm họa hạt nhân và sự tận diệt của thế giới.
Nỗi sợ này phù hợp với hành động của ông trong quá trình trải qua cuộc điều tra về việc có nên thu hồi quyền miễn trừ an ninh của ông hay không, vì vợ ông, Kitty, cảm thấy ông đang tự đặt mình vào một cuộc chiến mệt mỏi như vậy để trừng phạt bản thân vì đã tạo ra bom nguyên tử.
Cô ghi nhận với ông sau khi ông bị mất quyền miễn trừ an ninh: "Anh nghĩ rằng chỉ mình để họ sỉ nhục và trách móc thì thế giới sẽ tha thứ cho anh sao? Họ sẽ không tha thứ".
Đúng vậy, ngay cả sự công nhận của Oppenheimer sau này, được thể hiện qua việc ông được công nhận tại Nhà Trắng từ Tổng thống Lyndon B Johnson - cũng không thể cứu ông thoát khỏi nỗi đau trong tâm hồn này, rằng ông thực sự đã "trở thành chết chóc, kẻ huỷ diệt thế giới".
Jean Tatlock đã chết trong phim như thế nào?
Giữa cuộc thẩm vấn của Oppenheimer, khán giả được hé lộ về cái chết của người tình Jean Tatlock (do Florence Pugh thủ vai).
Trong phim, khán giả biết rằng Tatlock đã tự sát và được tìm thấy đang nằm trên một đống đệm trong phòng tắm, đầu chìm trong bồn tắm đầy nước. Cô đã để lại một bức thư tuyệt mệnh nhưng lại chưa ký tên.
Tuy nhiên, trong một cảnh quay, chúng ta thoáng thấy một bàn tay đeo găng đen đang ôm đầu cô ấy dưới nước, nhưng không rõ đây là trí tưởng tượng của Oppenheimer hay điều này nhằm miêu tả cái chết của cô ấy.
Bộ phim thừa nhận các thuyết âm mưu xung quanh cái chết của Tatlock, với một cuộc điều tra chính thức cho thấy rằng cô ấy đã uống thuốc gây ngủ và sau đó nhấn chìm đầu mình trong bồn tắm.
Tuy nhiên, nhiều người tin rằng có thể cô đã bị sát hại bởi các nhân viên tình báo làm việc cho Dự án Manhattan.
Tags