Ca khúc 'Once In A Lifetime' của Talking Heads: Sự phi lý hấp dẫn trong âm nhạc

Chủ nhật, 07/11/2021 06:47 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Rất ít những album cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980 có được chất lượng cao như của Talking Heads, nhưng dòng nhạc trong đó thuộc thể loại gì? Rock? Pop? New Wave? Rất khó để định hình nó nhưng đó cũng chính là lý do tạo nên sức hấp dẫn và mới lạ trường tồn.

Ca khúc 'Alright' của Kendrick Lamar: Hàng ngàn ngả rẽ từ một tuyệt phẩm

Ca khúc 'Alright' của Kendrick Lamar: Hàng ngàn ngả rẽ từ một tuyệt phẩm

Xuyên suốt "Alright" là những tiếng “dah dah dah” đầy ám ảnh từ giọng của nhà sản xuất Pharrell Williams. “Có thể, đó là tiếng của tổ tiên - những người không bao giờ nhận được công bằng mà họ xứng đáng hưởng” - như nhà phê bình Miles Marshall Lewis nhận định.

Không đủ kiên nhẫn với những danh mục âm nhạc và kỳ vọng, trưởng nhóm David Byrne của Talking Heads cùng phần còn lại của ban nhạc đã không ngừng đẩy mình tới với những lãnh thổ mới ngay sau khi họ bắt đầu tìm thấy thành công.

Một quy trình dân chủ hơn

Talking Heads luôn mang hình thù khác thường giữa môi trường văn hóa đại chúng và chuyện David Byrne mặc những bộ quần áo quá khổ trong nỗ lực làm đầu ông “trông nhỏ hơn” chỉ là một phần chuyện này. Họ lao vào nền nhạc như một thực thể hoàn toàn nguyên bản, khó có thể phân loại. Họ là những kẻ thể hiện ở cấp độ cao nhất cuộc nổi dậy chống lại thế tục.

Sau sự bùng nổ ban đầu với album Talking Heads: 77, họ phát triển thêm nữa sự quái dị rất được chào đón của mình. Thế nhưng, khi thập niên 1980 bắt đầu, tương lai của Talking Heads vẫn không chắc chắn. Sau buổi biểu diễn cuối cùng hỗ trợ album thứ 3 - Fear Of Music - câu hỏi của một phóng viên khiến họ ngớ ra: “Các anh sẽ làm gì nếu bây giờ David Byrne rời nhóm”. Đơn giản vì trước nay, không chỉ sở hữu hình ảnh đặc sắc, Byrne là người đảm nhiệm hoàn toàn việc viết nhạc cho nhóm.

Chú thích ảnh
Bìa đĩa đơn “Once In A Lifetime”

Thế là, cả nhóm quyết định tạm nghỉ, khám phá lại các dự án và sở thích cá nhân. Khi bắt đầu album thứ tư, Remain In Light năm 1980, “họ tìm cách thay đổi cách làm nhạc”. Thay vì dành hết phần viết nhạc cho Byrne, “ban nhạc muốn có một quy trình dân chủ hơn. Vì vậy, họ đã thử những thứ họ chưa từng làm trước đây”.

Với thành viên Tina Weymouth và Chris Franz, họ muốn mô phỏng thể loại âm nhạc mình hứng thú là hip-hop đời đầu và âm nhạc châu Phi; đồng thời tự mình tạo ra các mẫu nhạc và kết hợp thành một chất liệu mới. Bộ đôi đã mời thành viên thứ 3 là Jerry Harrison tới gác xép của họ ở New York để làm nhạc ngẫu hứng. Sau khi cảm thấy có được một số ca khúc hứa hẹn, họ mới liên hệ với Byrne và nhà sản xuất Brian Eno - khi đó đang làm việc với nhau. Franz nói thẳng ngay từ đầu là họ sẽ không tạo ra một bản thu âm Talking Heads khác nữa. Điều này khiến bộ đôi kia ban đầu miễn cưỡng, trước khi cảm thấy thú vị và sau cùng là gần như lên đồng!

Cùng với nhau, họ đã tạo nên cuộc nổi dậy điên cuồng chưa từng thấy - đối với cả một ban nhạc luôn nổi dậy, sinh ra kiệt tác sẽ định hình họ như khán giả nhớ tới ngày nay, là Once In A Lifetime - ca khúc được yêu thích nhất trong album Remain In Light, có lẽ là được yêu thích nhất trong toàn danh mục của Talking Heads và thời gian 40 năm đã chứng minh sự vững chãi của nó trên bất kỳ danh sách nào như một tuyệt phẩm có 1 không 2.

Ca khúc phi lý cả về âm nhạc và ca từ "Once In A Lifetime":

Kiệt tác ngây ngô

Once In A Lifetime phát hành vào ngày 2/2/1981 và gây sốt khi phát hành trên MTV - mạng lưới vừa ra mắt vào tháng 8 năm đó. Với ngân sách eo hẹp nhưng MV Once In A Lifetime là 1 trong những MV đáng nhớ nhất thời kỳ đó. Đồng đạo diễn với Toni Basil, MV sử dụng công nghệ màn hình xanh, tạo ra nhiều David Byrne nhảy múa như một chú Mario bị quỷ ám trên nền trắng hoặc hình ảnh tôn giáo. Nó thể hiện tất cả những tinh thần của Talking Heads: Tiên tiến, kỳ quặc và hoàn toàn xuất sắc.

Nhưng hình ảnh chỉ là mở màn cho sự ấn tượng. Cái khiến Once In A Lifetime thật sự gây choáng ngợp, tạo thành một biểu tượng về phá vỡ ranh giới nằm ở âm nhạc và ca từ.

Khi đi sâu xuống dưới bề ngoài lòe loẹt của ca khúc, người nghe sẽ khai quật được vô số những dị thường âm nhạc. Bằng cách nào đó, ca khúc nghe cực kỳ nhộn nhịp nhưng lại rất ít thay đổi hợp âm. Nhạc cụ điện tử synth hòa nhịp với organ dân gian, nhịp trùng lặp, tiếng guitar kiểu reggae kết hợp với âm bass funkadelic và trống dubby, tất cả tạo nên một bức tường âm thanh chưa từng có trước đây nhưng lại không thể nhầm lẫn được của Talking Heads.

Không nghi ngờ gì nữa, vai chính trung tâm của màn pha trộn âm thanh độc đáo này là nhà sản xuất Brian Eno. Eno giới thiệu ban nhạc với nhà xuất khẩu âm nhạc thách thức nhất châu Phi là Fela Kuti, điều này giải thích cho âm sắc châu Phi Afrobeat. Ca sĩ - nhạc sĩ Robert Palmer cũng có mặt tại buổi thu âm, “cho mượn” tài năng âm nhạc của mình để tăng phần ngẫu hứng.

Chính trong thế giới hỗn hợp của âm thanh và năng lượng này, cuối cùng, tạo ra ca khúc với âm thanh rất nghịch nhau! Những phần hay nhất của buổi ngẫu hứng này đã được ghi lại và lặp lại cho tới hết, vô tình đạt được cái gần như phiên thu âm mẫu của thời nay. Từ ngoài nhìn vào, tất cả những âm thanh dường như rối loạn này giống như sáng tạo không gian điên rồ mà Bryne sẽ mê đắm, thứ âm thanh điên cuồng mà họ xoay xở tóm được là chứng thực cho điều này.

Chú thích ảnh
Tạo hình kỳ quái của David Byrne trong MV “Once In A Lifetime”

Nhưng nếu như phần âm thanh này chủ yếu gây choáng ngợp thì ca từ là phần gây tranh cãi. Một số nhà phê bình cho rằng Once In A Lifetime là nhát đâm dự báo cho sự thừa mứa làm quá của thập niên 1980. Rất dễ hiểu cho nhận định này khi trong suốt bài hát, Bryne đã liên tục hét lên nhưng câu có vẻ xem ra ngớ ngẩn: “Sao tôi lại làm thế này?”, “Cái ô tô hoành tráng đâu?”, “Ngôi nhà xinh đẹp này là thế nào?”, “Con đường cao tốc này đi tới đâu?”, “Tôi có đúng không? Hay là tôi sai?”…

Trong âm nhạc, từ “kiệt tác” có xu hướng dành cho những tác phẩm nghiêm túc với sự sâu sắc luôn lẩn tránh niềm vui ngây ngô. Vậy mà Once In A Lifetime mang đúng vẻ ngoài ngây ngô đó. Nhưng theo Byrne, họ biết rất rõ mình đang nói gì, rằng ca từ có ý nghĩa trong từng từ.

Không chút mỉa mai, Byrne vẽ lên chân dung hoàn hảo của lối sống cổ cồn trắng. Đến một thời điểm của cuộc sống, người này nhìn thấy mình sống trong một ngôi nhà nhỏ xinh xắn ở đâu đó trên thế giới này, bên cạnh là chiếc xe ô tô hoành tráng, một ngôi nhà đẹp với một người vợ đẹp. Tưởng chừng mọi thứ hoàn hảo cho tới khi anh ta tự hỏi: “Làm thế nào mà tôi tới nước này?”. Một câu hỏi có phần tương tự như khi Newton thắc mắc tại sao quả táo lại rơi xuống đất (mà không bay lên trời).

Theo Byrne, con người sống như mộng du, làm những điều mà xã hội thường làm, nhìn nhận mọi thứ hiển nhiên là như vậy. Họ chưa bao giờ đặt ra câu hỏi về nguyên bản của mình. Với khán giả đại chúng, đó rõ ràng là câu hỏi có phần không ngờ. Nhưng các triết gia từ khởi đầu lịch sử đã tự hỏi: “Tôi là ai?”, “Tôi thật sự muốn gì?”, “Tồn tại hay không tồn tại?”… Hoặc như triết gia phi lý Albert Camus: “Chỉ có duy nhất một vấn đề triết học thật sự cần xem xét, và đó là tự tử”. Hay diễn giải dễ hiểu hơn: Ý nghĩa thật sự của đời sống là gì?

Byrne chính là người thấm nhuần lý thuyết phi lý trong suốt sự nghiệp của mình như trong Once In A Lifetime. Phi lý có lẽ chính là cái gần nhất với chân lý. Chẳng phải vì thế mà Once In A Lifetime - một ca khúc phi lý cả về âm nhạc và ca từ - lại được BXH cưng chiều và có đời sống bền bỉ tới vậy trong lòng người yêu nhạc.

Tuyệt phẩm có 1 không 2

Cùng với nhau, họ đã tạo nên cuộc nổi dậy điên cuồng chưa từng thấy, sinh ra kiệt tác sẽ định hình họ như khán giả nhớ tới ngày nay, đó là Once In A Lifetime - ca khúc được yêu thích nhất trong album Remain In Light và có lẽ là được yêu thích nhất trong toàn danh mục của Talking Heads và thời gian 40 năm đã chứng minh sự vững chãi của nó trên bất kỳ danh sách nào như một tuyệt phẩm có 1 không 2.

Thư Vĩ (Tổng hợp)

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›