'Giải cứu binh nhì Ryan' sẽ được Viện Lưu trữ phim Mỹ bảo tồn

Thứ Năm, 18/12/2014 11:03 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Năm nay, phim Giải cứu binh nhì Ryan (Saving Private Ryan)Ferris Bueller's Day Off đã nằm trong số 25 bộ phim được Viện Lưu trữ phim quốc gia thuộc Thư viện quốc hội Mỹ chọn lựa để bảo tồn trong thời gian dài. 

Hàng năm, Thư viện quốc hội Mỹ vẫn tuyển chọn các bộ phim có chất lượng văn hóa, lịch sử và thẩm mỹ cao để đưa vào bảo tồn trong Viện Lưu trữ phim quốc gia. Năm nay, Thư viện lựa chọn nhiều phim được sản xuất từ năm 1913 đến năm 2004, gồm các tác phẩm điện ảnh nổi tiếng như The Big LebowskiWilly Wonka and the Chocolate Factory. Bộ phim Giải cứu binh nhì Ryan của đạo diễn Stephen Spielberg được lựa chọn một phần vì có những cảnh mô tả “chiến tranh như địa ngục”.


Cảnh trong phim Giải cứu binh nhì Ryan của đạo diễn Stephen Spielberg

Bộ phim cổ nhất trong số các lựa chọn năm nay là Bert Williams Lime Kiln Club Field Day (1913). Đây là phim nhựa lâu đời nhất (còn tồn tại) có sự tham gia của diễn viên da màu. Đạo diễn Vaudevillian Bert Williams đã quy tụ nhiều nghệ sĩ trình diễn da màu ở New York đóng bộ phim này. 100 năm sau đó, người ta đã tìm thấy nó trong kho điện ảnh của Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại.

Cộng cả những bộ phim được chọn lựa năm nay, Viện Lưu trữ phim quốc gia đã có 650 phim được bảo tồn. Song đây chỉ là một phần nhỏ trong bộ sưu tập phim nhựa của Thư viện quốc hội Mỹ, hiện có 1,3 triệu phim.

“Qua việc bảo tồn các bộ phim, chúng tôi đang bảo vệ các yếu tố sáng tạo, văn hóa và lịch sử quan trọng của nước Mỹ” - James Billington, thủ thư của Thư viện quốc hội Mỹ, nói.


Cảnh trong The Dragon Painter (1919), phim câm có sự thủ diễn của gôi sao châu Á đầu tiên của Hollywood là Sessue Hayakawa

Theo Thư viện, những bộ phim đang bị đe dọa lớn nhất hiện nay là phim câm. Theo thống kê mới đây của Thư viện quốc hội Mỹ, khoảng 70% phim câm của Mỹ đã bị thất lạc và chỉ 14% còn tồn tại ở dạng phim gốc 35mm. Các bộ phim câm được lựa chọn năm nay có The Dragon Painter (1919), với sự thủ diễn chính của Sessue Hayakawa, ngôi sao châu Á đầu tiên của Hollywood, bên cạnh phim câm Shoes (1916).

Tuấn Vĩ

Chia sẻ
Đọc thêm
  • Xem thêm  ›