(Thethaovanhoa.vn) - Hoàng tộc triều Nguyễn trong phim “Phượng Khấu” bị chê đơn giản như một gia đình bá hộ của miền Tây. Do sự thiếu hẹp về kinh phí khiến người xem không được chiêm ngưỡng vẻ xa hoa, lộng lẫy.
>>> Xem trực tiếp tập 4 Phượng Khấu lúc 20h tối 26/3 trên ứng dụng POPS:
https://pops.vn/series/phuong-khau-5da547082769b5003b21cd4a
>>> Xem lại tập 3 Phượng Khấu:
https://pops.vn/video/phuong-khau-tap-3-5e73154e6c124469ff97ce73
Phim cung đấu Phượng Khấu xoay quanh cuộc đời của Phạm Hiệu Nguyệt, tức Từ Dụ Hoàng thái hậu (Hồng Đào đóng).
Khi trở thành Phủ thiếp của hoàng tử Miên Tông, Hiệu Nguyệt có được vô vàn sự yêu thương, sủng ái, đồng thời cũng nhận lấy những ganh ghét, đố kỵ.
- 'Phượng Khấu' tập 3: Phim dần hấp dẫn nhưng lại vướng 'sạn’
- 'Phượng Khấu' tập 3: Em gái Trấn Thành xuất hiện, lại thêm người tranh sủng hậu cung?
- Phượng Khấu tập 3: Hậu cung dậy sóng, Trắc cơ Phương Nhậm bắt đầu xuất chiêu?
3 tập đầu của Phượng Khấu nhận được những đánh giá trái chiều. Một số bộ phận khán giả bày tỏ sự ủng hộ cho bộ phim cổ trang của Việt Nam, đặc biệt là có yếu tố cung đấu vốn thu hút sự quan tâm của người xem.
VIDEO hậu trường chuẩn bị cảnh yến tiệc của Phượng Khấu:
Tuy nhiên, phim lại có nhiều “sạn” từ kịch bản đến bối cảnh và diễn xuất. Trong đó, yếu tố ngoại cảnh nhận được sự quan tâm của người yêu phim.
Trong tập 1 Phượng Khấu, đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh sử dụng CGI (công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính được thực hiện trong quá trình hậu kỳ) để tái hiện kinh thành Huế. Cảnh Miên Tông (NSƯT Thành Lộc) đăng cơ cũng được vận dụng kỹ xảo để uy nghiêm và hoành tráng hơn.
Dù vậy, kỹ xảo lại bị lỗi khiến người xem dễ dàng nhận ra những phông xanh.
Một điểm trừ khác là hoàng cung rộng lớn nhưng lại không có lính gác. Những cảnh quay từ trên cao, không gian của cung điện rơi vào thinh lặng vì không một bóng lính.
Chưa kể, đạo diễn cũng “ăn gian” góc máy khi tập trung vào cận cảnh nhiều hơn là cảnh trung hoặc toàn. Cảnh quay Đoàn Viên (Tuyết Thu) nghe Tịnh Xuyên và Tịnh Yên nói xấu Hiệu Nguyệt ở ngự lâm viên cũng sử dụng kỹ xảo, bị khán giả bắt lỗi.
Một bình luận đáng lưu tâm: “Hoàng thất triều Nguyễn đơn giản đến vậy sao? Tưởng gia đình bá hộ miền Tây không đó”. Nhiều người cũng bày tỏ cùng quan điểm với ý kiến trên.
Người khác lại nói rằng vì ê-kíp không tìm được bối cảnh phù hợp, do kinh thành Huế bị hư hại khá nhiều nên không quay được toàn cảnh. Vì thế, đoàn phim đã quay ở ngôi nhà cổ tại Long An.
Trong tập 3, Đức Bà mở yến tiệc mừng hoàng tử Hồng Thụ. Vì khi hoàng đế Thiệu Trị lên ngôi, Đoàn Viên hạ sinh Hồng Thụ nên hoàng tử nhỏ rất được xem trọng. Tuy nhiên, người xem lại không thấy được sự xa hoa của một yến tiệc đúng nghĩa. Từ bối cảnh đến đồ ăn đều được quay qua loa.
Cũng ở tập 3, khi quay cảnh chỗ ngủ của hoàng tử Hồng Thụ bị cháy, chỉ một chi tiết đốt lửa rồi máy quay hướng đến toàn cảnh cung bị cháy, vài người chạy qua chạy lại. Điều này không đủ thuyết phục, nhất là khi khán giả Việt vốn đã quen xem các bộ phim cổ trang của Trung Quốc.
Đoàn phim từng giải thích do thiếu kinh phí nên mọi thứ đều được tiết chế tối đa. Dẫu vậy, một số người xem lại không đồng tình với sự hời hợt này. Họ nói rằng vì là phim cổ trang, có yếu tố cung đấu nên càng kỹ lưỡng hơn.
“Thật khó để ủng hộ tiếp với lý do là phim cung đấu đầu tiên của Việt Nam. Cái gì lần đầu càng phải chỉn chu để những phim sau có thể làm tốt hơn nữa”, một ý kiến được đưa ra.
Tập 4 Phượng Khấu sẽ được phát sóng tối 26/3.
K. Yến, Ảnh: POPS
Tags