(Thethaovanhoa.vn) - Có rất nhiều phim liên quan tới nghề làm báo. Nhưng chỉ có bộ phim La Dolce Vita (Cuộc sống ngọt ngào) (Italy, 1960) của đạo diễn Italy huyền thoại Fellini, là đi vào lịch sử ngành báo chí.
Bộ phim này đã mang lại thành công lớn về thương mại đồng thời đoạt giải Cành cọ Vàng tại LHP Cannes và giải Oscar cùng năm 1960.
Một câu chuyện phóng túng
Lấy bối cảnh thủ đô Rome của Italy (chủ yếu là phố Via Veneto, con đường có nhiều hộp đêm, cà phê lề đường và nơi tản bộ) vào những năm 1950.Chuyện phim xoay quanh nhân vật chính Marcello Rubini (do diễn viên Marcello Mastroianni thủ vai), một phóng viên chuyên săn lùng những tin tức nhạy cảm và giật gân. Anh bỏ ra nhiều thời gian tìm kiếm những cô gái thuộc đủ mọi thành phần, từ gái điếm đến ngôi sao điện ảnh, từ nữ quý tộc đến những mụ nạ dòng. Anh cũng không ngại tiếp cận các chức sắc tôn giáo và những gã nhà giàu tha hóa, để viết bài đưa tin hay làm tư liệu cho tiểu thuyết.
Thời gian của câu chuyện chỉ diễn ra trong đúng một tuần lễ làm việc và các mối quan hệ của Marcello.Thông qua công việc, Marcello gặp nhiều phụ nữ, từ Maddalena (Anouk Aimée), một người bạn kiêm tình nhân xinh đẹp, giàu có; đến Sylvia (Anita Ekberg), một ngôi sao điện ảnh Mỹ. Ngoài ra còn Paola, một cô gái hư hỏng nhưng quyến rũ, làm việc tại một nhà hàng ven biển mà anh chỉ quan hệ một thời gian ngắn.Bộ phim đi từ khúc phóng túng này đến hành vi ngông cuồng kia, theo bước rượt đuổi của Marcello với nhiều mẩu chuyện và những người đàn bà.
Cảnh mở màn nổi tiếng nhất của phim là bức tượng được máy bay trực thăng chở qua bầu trời thành Rome, đồng điệu với cảnh ở trường đoạn gần cuối phim khi một ngư dân tìm thấy con quái vật biển mắc kẹt trong tấm lưới. Hai hiện thân đối lập: một là bức tượngđẹp đẽ nhưng làđồ giả, một con cá “xấu xí” nhưng lại là thật. Xuyên suốt nhiều trường đoạn là sự bất lực của một xã hội giao tiếp ồn ào, xa hoa...
Nếu như cảnh mở màn và kết thúc phim thật tương xứng, thì lại có rất nhiều trường đoạn tương phản giữa cái thần thánh thiêng liêng và những gì là thô tục ngoài đời; hàm chứa sự nghi ngờ trong nó. Tất cả các trường đoạn của phim đã làm giàu thêm nội dung với những khoảng khắc hoàn hảo, tạo ra một bức tranh muôn màu cuộc sống của thời đại đang phát triển với những con người nhân cách phức tạp.
Phim đi đầu cho xu hướng thời trang
Bộ phim được thực hiện với nguồn năng lực vô hạn của đạo diễn Fellini. Ông bấm máy tại điểm giao thoa giữa chủ nghĩa tân hiện thực và trường phái phim nghệ thuật.Tuy phim đoạt giải Oscar về phục trang, nhưng một số nhà phê bình khó tính chỉ trích về sự bội thực của việc phô bày trang phục trong phim.
Tuy nhiên người ta quên rằng Cuộc sống ngọt ngào ra đời, khi kỹ nghệ thời trang ở Italyđang cất cánh bay. Và Fellini phải thích nghi với thời đại, nếu muốn khán giảđến với phim của mình. Trong nhiều cuộc phỏng vấn khác nhau, Fellini xác nhận chính những trải nghiệm trong cuộc sống thật và cơn lốc của thời trang đươngđạiđã dẫn ông đến quyết định làm bộ phim này. Brunello Rondi, đồng biên kịch và làđồng nghiệp nhiều năm của Fellini cũng khẳng định làđạo diễn bịám ảnh bởi thời trang khi làm phim.
Hầu hết bộ phim được quay tại phim trường nổi tiếng Cinecittà ở Rome (Italy). Nhà thiết kế Piero Gherardi đã tạo ra hơn tám mươi bối cảnh, bao gồm phố Via Veneto, mái vòm Saint Peter's với cầu thang dẫn lên nó, và các hộp đêm khác nhau. Tuy nhiên, có một số trường đoạn đãđược quay tại địa điểm thật như bữa tiệc tại lâu đài của giới quý tộc được quay trong cung điện Bassano di Sutri ở phía Bắc Rome. (Một số người hầu, người phục vụ và khách được đóng bởi những người quý tộc thực sự).
Số phận của hai ngôi sao trong phim
Cảnh quay tại con suối Trevi là một trong những cảnh quay nổi tiếng trong lịch sửđiện ảnh, được quay vào tháng 3 khi trời đêm vẫn còn lạnh. Anita Ekberg và Marcello Mastroianni phải đứng trong nước lạnh khi đóng cảnh này suốt nhiều giờ liền. Trong khi Anita chịu lạnh tốt thì Macello phải làm nóng bằng một chai vodka và mặc lớp áo nylon chống lạnh ở bên trong.
Cô đào bốc lửa người Mỹ gốc Thụy Điển, Anita Ekberg trong vai Sylvia -ngôi sao điện ảnh Mỹ trong phim. Fellini đã chọn bà ngay khi lần gặp đầu tiên. 30 năm sauEkberg vẫn còn nhớ: “Ông ấy thật dễ mến, phong thái rất đĩnh đạc, và là con người thực tế. Ngay cả khi đã làm việc cùng ông ấy, điều đó cũng không hề thay đổi. Chúng tôi thực sự hiểu nhau và đôi khi ông ấy chỉ cần nhìn tôi, hay nói với tôi một từ thôi là tôi đã hiểu ông ấy muốn gì.Thật khó để có thế diễn tả điều đó -sự kết hợp tốt đẹp như thế, tôi chưa từng trải nghiệm những điều tương tự với bất kỳ một đạo diễn nào khác, trong tất cả những bộ phim mà tôi đã từng tham gia”.
Thực ra, Anita Ekberg đã cónhiều niềm vui khi tham gia bộ phim này, nhưng trên góc độ nghề nghiệp, Cuộc sống ngọt ngào đã không giúp đỡ nhiều cho bản thân Ekberg mặc dù bộ phim rất thành công và cực kỳ nổi tiếng. Vai diễn Sylvia của bàtrong phim rất khêu gợi,vì thế các đạo diễn sau này chỉ mời bà trong những vai diễn gợi dục và bốc lửa kiểu như Cuộc sống ngọt ngào, mà không cho bà cơ hội thử những vai diễn có phong cách khác. Các bộ phim sau này của bàđều không vượt qua được vai diễn Sylvia trong Cuộc sống ngọt ngào.
Nhưng đối với diễn viên nam chính Marcello Mastroianni, lần đầu tiên tham gia đóng phim, thì Cuộc sống ngọt ngào thật đúng nghĩa với tên gọi của nó, khi đã mở ra cho ông một sự nghiệp điện ảnh lẫy lừng. Nhưng ông vẫn không quên cảm giác lần đầu gặp Fellini để nói về bộ phim Cuộc sống ngọt ngào.
Marcello như bị “tạt gáo nước lạnh” khi Fellini bảo rằng lẽ ra nhà sản xuất Dino de Laurentis muốn mời ngôi sao MỹPaul Newman đóng vai chính,nhưng Fellini cho rằng Paul Newman là người quá nổi tiếng, quá đặc biệt. Ông muốn một gương mặt bình dị hơn.
Khi biết Fellini chọn Marcello, Dino de Laurentis đề nghị mời ngôi sao người Pháp Gerard Phillipe, vì ông nhận xét:“Marcello Mastroianni quá mềm yếu và hiền lành. Phù hợp với một người đàn ông của gia đình chứ không phải kiểu người ném phụ nữ lên giường!”. Nhưng có lẽ sâu xa nhất trong chuyện này chính là sự “vô danh” của Marcello Mastroianni ở phòng vé, và nhà sản xuất lừng danh Dino de Laurentis đã giận dữ rút khỏi bộ phim này, khi thấy đạo diễn Fellini cứ khăng khăng muốn chọn Marcello Mastroianni.
“Tôi cảm thấy có cái gì đó nhói đau trong lòng, nhưng Fellini cũng không khiến tôi bị tổn thương, bởi tôi chưa bao giờ cho mình là một người đặc biệt, hay một diễn viên nổi tiếng tương tự như thế… Thế là tất cả mọi chuyện diễn ra đều tốt đẹp” -Marcello Mastroianni sau này nhớ lại.
Fellini tin tưởng giao vai này cho Marcello, như vào nhân vật của chính mình. Bởi vì, rất dễ nhận thấy Marcellio trong phim chính xác là anh chàng Fellini trong những ngày đầu tiên chập chững vào nghề điện ảnh, như một anh nhà báo dẻo miệng trong năm đầu tiên Fellini đến Rome. Lần đầu tiên trong cuộc đời mình, Marcello sống thực sự tự do, hoàn toàn diễn xuất với cả lỗi lầm, thất bại, những hạn chế nghề nghiệp.
Trong vòng 6 tháng bấm máy, Marcello đã không ngần ngại thể hiện con người ông như nó vốn có: Tự do tuyệt đối và cả hạnh phúc. Đó là lý do vì sao Marcello yêu thích bộ phim này nhất, không phải vì chất luợng hay vì đây là một tác phẩm nổi tiếng, mà là niềm vui và trải nghiệm của một người đàn ông, dù lúc đó ông không phải là một diễn viên chuyên nghiệp.
Ra đời thuật ngữ báo chí nổi tiếng
Cũng từ bộ phim này đã đóng góp thuật ngữ paparazzi cho ngôn ngữ báo chí (với nghĩa:Những tay săn ảnh). Cái tên này dựa theo tên của người thợ ảnh Paparazzo, cộng sự của Marcello trong phim (do Walter Santesso đóng).Fellini lấy tên Paparazzo, như ông giải thích sau này trong một cuộc phỏng vấn, lấy từ tên của một người mà ông gặp ở Calabria (miền Nam Italy), nơi mà tên kiểu Hy Lạp vẫn còn phổ biến.
Paparazzo có nghĩa là “chim sẻ” trong một phương ngữ Italy (theo cách sử dụng thông thường, passero có nghĩa là “chim sẻ” trong tiếng Italy). Fellini giải thích rằng mỗi khi nhìn thấy các nhiếp ảnh gia xôn xao và chạy lăng xăng xung quanh những người nổi tiếng, hình ảnh đó khiến ông hình dung đến bầy chim sẻ. Và paparazzi là số nhiều của paparazzo, nên từ đó về sau paparazzi đã có thêm nghĩa mới là:Những tay săn ảnh.
- 'La Dolce Vita', siêu phẩm vừa được tung hô, vừa bị phỉ nhổ
- Làm lại bộ phim kinh điển ‘La Dolce Vita’
Cuộc sống ngọt ngào đã đoạt giải Cành cọ Vàng tại LHP Cannes 1960, và giải Oscar Trang phục trong cùng năm. Nhưng trên hết, bộ phim là một thành công thương mại “vô tiền khoáng hậu” ở châu Âu. Ở Italy, 13.617.148 khán giả đã đến xem phim. Còn ở Pháp là 2.956.094 khán giả. Không những thế, Cuộc sống ngọt ngào còn ảnh hưởng rất lớn đến mọi thế hệ làm phim trên thế giới sau này.
Một bộ phim có cấu trúc độc đáo Nhiều khán giả và nhà phê bình nói rằng bộ phim Cuộc sống ngọt ngào của Fellini mang đầy tính ẩn dụ, so sánh, đối lập, châm biếm. Phải xem tới vài lần họ mới bắt đầu hiểu ra cấu trúc của bộ phim: Một chuỗi những đêm và ngày, sự suy tàn và bước hồi sinh. Dựa trên cách giải thích phổ biến nhất của cốt truyện, bộ phim có thể được chia thành một phần mở đầu (Prologue), và bảy tập chính (Episodes) bị gián đoạn bởi một khúc nhạc Intermezzo (giải lao) và một đoạn kết (Epilogue). Nói ngắn gọn là, nếu buổi tối của mỗi tập được kết hợp với buổi sáng của tập trước (tương ứng với nhau như một ngày), thì người xem có thể tự suy đoán bộ phim đã diễn ra trong bảy ngày liên tiếp. |
Bá Vũ
Tags