Người phát hiện ra Lý Tiểu Long - ông trùm phim võ thuật Châu Văn Hoài qua đời

Thứ Bảy, 03/11/2018 11:55 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) – Châu Văn Hoài được ví như “bố già” của ngành công nghiệp điện ảnh Hong Kong (Trung Quốc).

Nhà sản xuất phim Châu Văn Hoài, người đã giới thiệu huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long ra thế giới, vừa qua đời ở tuổi 91. Bộ phim đầu tiên hai người cộng tác với nhau, The Big Boss năm 1971, đã lập kỷ lục doanh thu phòng vé thời điểm đó.

Chú thích ảnh
Châu Văn Hoài được ví là "bố già" ngành công nghiệp điện ảnh Hong Kong

Châu Văn Hoài cũng cực kỳ thành công hồi thập niên 1980 với những phim cộng tác với một ngôi sao kung fu khác là Thành Long.

Được ví như “bố già” của phim Hong Kong, Châu Văn Hoài đã sản xuất hơn 600 bộ phim trước khi nghỉ hưu vào năm 2007.

Chú thích ảnh
Thành Long và Châu Văn Hoài

Người hâm mộ trên toàn thế giới đã gửi lời tri ân tới ông. Con gái Lý Tiểu Long là Shannon cảm ơn ông vì đã cho cha cô “một cơ hội”.

Bạn ông là sản xuất lừng danh Robert Chua nói với tờ Straits Times rằng Châu Văn Hoài là người “mang Lý Tiểu Long ra thế giới và tiếp theo là Hong Kong ra thế giới”.

Đặc khu trưởng Hong Kong, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, ca ngợi ông trùm làng phim bởi “đóng góp cho thời đại vàng của phim ảnh Hong Kong những dấu ấn lớn”, theo tờ South China Morning.

Chú thích ảnh
Châu Văn Hoài chính là bệ phóng sự nghiệp của Lý Tiểu Long

Sinh ra ở vùng lãnh thổ Hong Kong năm 1927, Châu Văn Hoài từng làm phóng viên trước khi tiến vào ngành công nghiệp điện ảnh. Ông đồng sáng lập hãng phim Golden Harvest với Leonard Ho Koon-Cheung năm 1970.

Một số bộ phim khác ông cộng tác với Lý Tiểu LongFirst of Fury The Way of The Dragon.

Enter the Dragon, làm năm 1973, do Châu Văn Hoài đồng sản xuất với Warner Bros trở thành phim đồng sản xuất đầu tiên giữa Hong Kong và Hollywood.

Ông cũng làm phim cho Hollywood, bao gồm Teenage Mutant Ninja Turtles năm 1990, chuyển thể từ sê-ri truyện tranh.

Năm 1998, ông được trao tặng huân chương Sao vàng Bauhinia, vinh dự cao nhất của Hong Kong, vì những đóng góp cho ngành điện ảnh nơi đây.

Chú thích ảnh

Tuy nhiên, công ty Golden Harvest của ông cũng bị lỗ nặng trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và ông đã bán nó vào năm 2007.

Lật lại cuộc tranh cãi về Kim Dung: 'Bịt mũi' khi đọc Thiên Long Bát Bộ

Lật lại cuộc tranh cãi về Kim Dung: 'Bịt mũi' khi đọc Thiên Long Bát Bộ

Bài đánh giá nanh nọc của Vương Sóc sau khi được in trên tờ China Youth Daily hồi tháng 11/1999 đã gây ra ồn ào chưa từng có trong giới đọc sách. Lật lại sự kiện ầm ĩ này để thấy rằng, xung quanh các “danh tác” của Kim Dung cũng có những ý kiến trái chiều. Tuy vậy, không ai có thể phủ nhận được ảnh hưởng của Kim Dung trong văn hóa đại chúng.

Thư Vĩ (Theo BBC)

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›