* Thường thì, người ta hay tìm đến Phật pháp như một liệu pháp cho các vết thương tinh thần. Với bà, lý do nào đưa bà đến với đạo pháp này?
- Bố mẹ tôi đều là những người theo đạo Phật. Khi tôi một tuổi, mẹ “gửi” tôi cho nhà chùa Vọng Cung (Nam Định), xin cho tôi làm một phật tử với pháp danh Diệu Thông, giống như tất cả các anh chị em khác trong nhà. Có lẽ, việc tôi đến với Phật pháp gần như một lẽ tự nhiên, vì mới sinh ra đã được vậy rồi.
NSƯT Thúy Đạt và Thượng tọa trụ trì chùa Yên Phú tại Đại lễ VESAK 2008.
(Ảnh chụp tại chùa Bái Đính)
- Chuyện tỉ mỉ thì dài dòng lắm. Nhưng nói vắn tắt lại là dăm năm trước, gia đình tôi có thực hiện một CD gồm những bài ca về Phật giáo, tôi đã đem dâng các chùa và bạn hữu. Thầy Thích Minh Thuần (chùa Yên Phú) cũng được tặng một bản CD này. Nhân duyên từ đó. Năm 2008, dịp Lễ Phật đản VESAK, thượng tọa Thích Thọ Lạc, trụ trì chùa Yên Phú, với trọng trách Ủy viên Thường vụ Giáo hội Phật giáo VN, được giao tổ chức một chương trình nghệ thuật mừng đại lễ ở chùa Bái Đính. Tôi có vinh hạnh được thầy mời tham gia chương trình này và về sau, với ý tưởng nhen nhóm lên một đơn vị nghệ thuật chuyên hát những bài ca về Phật pháp, thượng tọa Thích Thọ Lạc đã gặp gỡ trao đổi cùng tôi và thầy Thuần. Như đã được định trước, cả 3 thầy trò đều cố gắng, quyết tâm xây dựng nên một CLB. Và ngày 19/2 Âm lịch năm 2009, CLB chính thức ra đời, với số thành viên ban đầu là 17 người. Nay số thành viên chính thức lẫn dự bị là 57 người.
* Như bà có nói là các thành viên trong CLB làm nhiều nghề khác nhau, kỹ sư, cán bộ lãnh đạo, giáo viên, nội trợ, cả nghệ sĩ chuyên nghiệp nữa... Vậy làm thế nào để chiêu tập họ về một mối thống nhất cả về nghệ thuật lẫn tinh thần hoạt động, thưa bà?
- Ngay từ đầu, mỗi người đều phải quán triệt tinh thần “Không đòi hỏi, không tính toán”, khi đến tham gia sinh hoạt. CLB đem lời ca tiếng hát đến dâng lên Phật, tự nguyện đến với Phật chứ không phải là nơi cầu lợi, cầu thực. Chúng tôi đóng góp mỗi người 30.000đ/ tháng để làm quỹ sinh hoạt chung, còn lại mọi hoạt động đều là để mọi người phát tâm tự nguyện.
* Nhưng lẽ đời không dễ tránh được tham sân si, ít nhiều ai cũng nghĩ đến cái được và cái mất trong một công việc, hoạt động, hay mối quan hệ nào đó?
Sau một năm hoạt động, CLB đã có được hơn 20 buổi biểu diễn nghệ thuật tại rất nhiều ngôi chùa ở khắp miền Bắc, trong đó có những chương trình lớn phục vụ đại lễ VESAK 2008 tại chùa Bái Đính và Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội. CLB cũng hoàn thành 5 đĩa CD các ca khúc và thơ ngâm với chủ đề về Phật pháp và tình mẹ. |
Chúng tôi vẫn hay nói nôm na với nhau là đi hát ở nhà chùa, đúng là “vừa được ăn, được nói, vừa được gói mang về”: được ăn cơm chay ở nhà chùa, được hát, được thụ lộc mang về nữa. Vậy còn gì bằng? (cười vui vẻ).
* Một mô hình CLB tự chủ, theo bà, để duy trì hoạt động này, khó khăn nào là đáng kể nhất?
- Tôi phải nói ngay, đó là việc vượt qua sự mệt mỏi và những giới hạn hoàn cảnh của từng cá nhân. Ngay cá nhân tôi cũng thấy nhiều lúc bị quá sức, lo từ việc tìm bài, tập bài, sửa lời viết của mọi người, đến chuyện thu âm, nhạc cụ,... “trăm thứ bà dằn” (cười). Nguyên việc theo được lịch đi diễn thôi cũng đã là cả một sự cố gắng lắm. Chương trình của CLB bao giờ cũng diễn ra trước lễ chính của nhà chùa, nên thường bắt đầu từ 7h30 sáng. Nếu nơi diễn gần quanh HN thì dễ, chứ có khi tận Hà Nam, Hải Dương, cách 60, 70 cây số, thì chúng tôi toàn phải đi từ 5h sáng, bữa sáng luôn là bánh mì và nước suối. Có đợt vài ngày liền như thế! Đặc thù hoạt động của CLB là luôn... bị động, vì chúng tôi không lên lịch biểu diễn, mà hầu hết đều do các nhà chùa đề xuất. Đó là cái may, cái phúc của CLB nên chúng tôi không thể chối từ...
* Xin cảm ơn bà.