Một số nhà hoạt động bản địa và các nhóm liên quan ở Mỹ đã bắt đầu chiến dịch kêu gọi mọi người tẩy chay Avatar: The Way of Water (Avatar: Dòng chảy của nước).
Theo Los Angeles Times (LAT) và Washington Post (WP) ngày 20/12 (giờ địa phương), người Mỹ da đỏ đang lên án phần 2 của Avatar vì sự tôn vinh và lãng mạn hóa chủ nghĩa thực dân da trắng đã gây ra nhiều đau khổ cho họ trong quá khứ.
Đặc biệt, Yuè Begay - một nghệ sĩ Navajo và đồng Chủ tịch của một nhóm hoạt động người da đỏ có trụ sở tại LA, đã kêu gọi tẩy chay trên nền tảng SNS Twitter.
Qua đó, cô gọi Avatar: The Way of Water là chiếm đoạt văn hóa của họ "một cách có hại nhằm thỏa mãn vai trò cứu tinh của một số người da trắng".
Yuè Begay đề cập đến một hành động trong đó các thành viên của một nhóm mượn văn hóa của một nhóm khác mà không hiểu văn hóa đó.
Mặt khác, "vai trò cứu tinh của người da trắng" đề cập đến suy nghĩ rằng người da trắng luôn là người cứu người thổ dân và giải quyết khủng hoảng của họ.
Trong bộ phim Avatar đầu tiên, một cuộc xung đột giữa người Na'vi (thổ dân của hành tinh ngoài hành tinh Pandora) và những người Trái đất muốn xâm chiếm hành tinh này đã được miêu tả.
Tại đây, nhân vật chính Jake Sully - vốn là cựu lính thủy đánh bộ da trắng Jake Sully - giúp đỡ người Na'vi và cuối cùng trở thành một thành viên của thổ dân. Một cuộc xung đột tương tự cũng được miêu tả trong Avatar 2.
Đạo diễn James Cameron từng mô tả tập đầu của Avatar là "phim khoa học viễn tưởng kể lại lịch sử của Bắc và Nam Mỹ trong thời kỳ đầu thuộc địa".
Đồng thời, ông so sánh người Trái đất trong Avatar với "những kẻ xâm lược quân sự từ châu Âu" và người Na'vi với "dân bản địa".
Một số người Mỹ da đỏ còn cho rằng Avatar: The Way of Water đã diễn giải những đặc điểm tiêu biểu của người da đỏ Bắc Mỹ và người Maori bản địa New Zealand từ góc nhìn của người da trắng rồi mô tả một cách thống nhất trong người Na'vi trong phim, cho rằng những miêu tả đó là lãng mạn hóa và làm nổi bật định kiến về người thổ dân.
Đặc biệt, những người này đề cập rằng việc một người đàn ông da trắng chỉ đơn giản là "trở thành người bản địa" như Jake Sully là không phù hợp, đến mức anh ta thậm chí còn trở thành thủ lĩnh tộc người Na'vi.
Họ còn cho rằng, Avatar đã biến "ta moko" - hình xăm có ý nghĩa văn hóa đối với người Maori thành tính thẩm mỹ vô nghĩa.
"Chúng tôi quá mệt mỏi khi nghe những câu chuyện của thổ dân da đỏ từ góc nhìn của người da trắng" - Autumn Asher BlackDeer - giáo sư có hậu duệ là người Mỹ bản địa cho biết.
Giáo sư nói thêm: "Chúng tôi không cần những bộ phim kinh phí lớn của Hollywood. Chúng tôi có thể kể những câu chuyện của chính mình".
Tags