Góc nhìn 365: Học làm 'thợ bậc cao'

Thứ Ba, 06/10/2020 07:04 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 4/10 hằng năm đã chính thức trở thành Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam. Sự công nhận này là hết sức cần thiết, vừa để hội nhập với xu thế tôn vinh người lao động có kỹ năng trên thế giới, đồng thời thúc đẩy việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vai trò, giá trị của người lao động Việt Nam có kỹ năng trong tình hình mới.

Chuyện những người thầy làm thợ

Chuyện những người thầy làm thợ

Với chủ trương đúng đắn từ lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam và thành phố Tam Kỳ, Trung tâm Thể dục - Thể thao thành phố Tam Kỳ đã sớm tách ra khỏi hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao thị xã Tam Kỳ từ năm 2005.

Nói đến kỹ năng, trong bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, muốn có nó, thì đầu tiên phải yêu nghề, sau đó phải chịu khó mày mò tìm hiểu kỹ về giá trị của nghề. Từ xuất phát điểm đó, những lao độngsẽ tìm đến những người thầy giỏi để “tầm sư, học đạo” rồi sau đấy chịu khó thực hành.

Với thế hệ chúng tôi ngày trước, kỹ năng nghề phần lớn là tự học lẫn nhau. Đứa nào may mắn được bố, mẹ hoặc là anh chị lớn tuổi trong nhà dạy cho một nghề để kiếm sống là may mắn và hạnh phúc lắm. Những năm ấy, tôi để ý thấy con trai hay theo học làm thợ mộc, thợ xây hoặc là thợ cơ khí. Còn chị em hay tìm đến nghề thợ may. Có một điều là những nghề này phần lý thuyết có ít, cơ bản vẫn là phải thực hành.

Và trong tất cả những nghề này đều phải cần đến một môn học tự nhiên, đó là môn hình học. Một người thợ mộc không giỏi về hình học sẽ khó lấy được góc vuông, cắt được mộng chéo. Một chị thợ may sẽ không biết kiểm tra sản phẩm là chiếc cổ áo nếu kém về hình học đối xứng. Anh thợ hàn sẽ không lấy được mặt phẳng chuẩn nếu không thuộc định lý “qua ba điểm không thẳng hàng tạo ra được mặt phẳng”… Toàn là những kiến thức cơ bản phổ thông cả.

Chú thích ảnh

Đương nhiên là ai giỏi môn này, chịu khó thực hành thì tay nghề sẽ lên nhanh hơn, sản phẩm sẽ đẹp hơn. Có sự kèm cặp chỉ bảo của các thầy thì tay nghề sẽ tiến xa… Có tình yêu với nghề, thâm niên lâu năm sẽ thành “thợ cả”.

Tuy nhiên, vấn đề đáng nói chính là… bằng cấp. Rất nhiều người trước đây có tay nghề cao nhưng không học qua bất kỳ trường lớp nào cả, vì thế khi xin việc vào các cơ quan thường bị loại. Đấy là một thiệt thòi mà cho đến bây giờ tôi để ý vẫn còn nhiều công ty không chấp nhận điều này.

Thực tế tay nghề của lao động trẻ tại Việt Nam hiện nay, nếu nhìn nhận một cách khiêm tốn, dựa theo đánh giá của các nhà tuyển dụng nước ngoài mà bản thân tôi đã từng tham gia, thì nói chung là ở mức chấp nhận được vào làm, nhưng đi kèm theo đó là điều kiện phải chịu khó học thêm, tham gia các khóa đào tạo do công ty hoặc các tổ chức uy tín đào tạo. Nhiều trường đào tạo và dạy nghề được mở ra, có rất nhiều nghề để lựa chọn.

Vấn đề mà các bạn trẻ quan tâm hơn cả vẫn là thu nhập từ nghề đó có “hấp dẫn” không? Có nuôi sống mình hay không? Từ đó họ mới quyết định theo đuổi. Cũng có thể vì cái tư duy ấy cho nên, khi nói đến thợ bậc cao ít khi chúng ta thấy người trẻ. Hầu hết đều đã qua cái tuổi “tam thập, nhi lập” cả.

Học nghề rồi tham gia thi tay nghề là những cơ hội tốt để trở thành những người thợ bậc cao. Nhưng cá nhân tôi cho rằng, kỹ năng học nghề quan trọng nhất chính là sự cầu thị. Phải chịu khó học hỏi và nâng cấp tay nghề cho phù hợp với thực tế xã hội. Và quan trọng phải linh hoạt chuyển đổi, áp dụng những gì được học vào công việc cho hiệu quả, đem lại lợi ích và sản phẩm có giá trị cho xã hội, cái đó cần thiết hơn nhiều so với các kỳ thi lấy thành tích.

John Dewey (1859 - 1952), nhà triết học, tâm lý học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ với các ý tưởng có ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và cải cách xã hội, đã nói rằng: “Đạt được kỹ năng chưa phải là kết thúc. Kỹ năng là những thứ cần phải được sử dụng, và sự sử dụng đó là cống hiến cho cuộc sống chung”.

XUÂN AN

Chia sẻ

Tags

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›