GS Lê Văn Lan: từ bếp Việt tới lễ cúng Ông Táo

Thứ Hai, 28/01/2019 08:34 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 27/1 tại Hà Nội,  nhóm Friends of Vietnam Heritage (Những người bạn của di sản Việt Nam) đã tổ chức buổi thuyết trình của giáo sư Lê Văn Lan về lễ cúng Ông Táo.

Mâm cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp

Mâm cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp

Mâm cúng ông Công ông Táo gồm: Gạo, muối, thịt vai lợn luộc, bát canh mọc, món xào thập cẩm, giò, xôi gấc, chè kho, hoa quả, ấm trà sen, 3 chén rượu, bưởi, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa cúc, tiền vàng mã.

Theo đại diện của tổ chức, ông John Reilly, sự kiện này là hoạt động thường niên của nhóm mỗi dịp Tết đến xuân về. Mục đích của Friends of Vietnam Heritage không gì khác ngoài chia sẻ những nét đẹp văn hóa của Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Và do đối tượng khán giả chủ yếu là người nước ngoài nên giáo sư Lê Văn Lan đã chia bài nói chuyện làm hai phần. Phần một là trình bày sơ lược về ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam. Thứ hai là giới thiệu sơ lược về truyền thuyết Ông Táo (tên tiếng Anh là “The kitchen good – vị thần bếp).

Chú thích ảnh
Tranh dân gian Táo Quân

Giáo sư Lê Văn Lan là một người nghiên cứu lâu năm về tục thờ Ông Táo. Nhiều năm trước, ông và đồng nghiệp đã góp phần trả lời về sự ra đời sự thờ cúng Ông Táo bằng các hiện vật có tuổi đời 10.000 năm khai quật được ở tỉnh Hòa Bình. Chúng gồm ba hòn đá được xếp để tạo nên cái kiềng ba chân. Quanh ba hòn đá được nhóm nghiên cứu đào lên là than, tro và xương động vật. Theo ông Lê Văn Lan, đó chính là chứng cớ về bếp của người Việt Nam thời cổ sơ.

Sau này người Việt Nam đã cải tạo ba hòn đá thành kiềng ba chân bằng sắt – cơ sở của bếp như chúng ta quen thuộc. Và sự thờ cúng Ông Táo đã bắt nguồn từ điều kiện sinh hoạt đó. Nên người Việt thờ Ông Táo với mong muốn được ấm no, sung túc về vật chất và tinh thần.

Lập luận của ông Lê Văn Lan đã giải thích phần nào thắc mắc của bạn bè quốc tế rằng tại sao lễ cúng Ông Táo lại quan trọng với người Việt Nam như vậy.

Sự kiện bao gồm phần thuyết trình của giáo sư Lê Văn Lan. Tiếp theo, người tham dự sẽ trải nghiệm lễ hóa vàng mà và thả cá chép.

Nguyễn Thành

Chia sẻ
Đọc thêm
  • Xem thêm  ›