Hà Nội triển khai kế hoạch giám sát chuyên đề về lĩnh vực y tế

Thứ Tư, 14/12/2022 16:53 GMT+7

Google News

Theo kế hoạch, Đoàn sẽ giám sát đối với một số sở, ngành và toàn bộ các quận, huyện, thị xã về các nội dung: Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc tổ chức hệ thống y tế cơ sở, điều kiện đảm bảo và công tác tổ chức thực hiện các quy định về y tế cơ sở; việc tổ chức bộ máy y tế dự phòng, điều kiện đảm bảo và công tác tổ chức thực hiện các quy định về y tế dự phòng.

Ngày 14/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố (TP) Hà Nội tổ chức họp triển khai kế hoạch giám sát chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, giai đoạn 2020-2022; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, giai đoạn 2018-2022, trên địa bàn TP Hà Nội”.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP, Trưởng đoàn giám sát chủ trì cuộc họp.

Hà Nội triển khai kế hoạch giám sát chuyên đề về lĩnh vực y tế  - Ảnh 1.

Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại cuộc họp

Đoàn giám sát được triển khai trên cơ sở Nghị quyết số 51/2022/QH15 ngày 14/6/2022 của Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn 2020-2022; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn TP Hà Nội” và Kế hoạch số 331/KH-ĐGS ngày 14/10/2022 triển khai Nghị quyết này.

Theo kế hoạch, Đoàn sẽ giám sát đối với một số sở, ngành và toàn bộ các quận, huyện, thị xã về các nội dung: Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc tổ chức hệ thống y tế cơ sở, điều kiện đảm bảo và công tác tổ chức thực hiện các quy định về y tế cơ sở; việc tổ chức bộ máy y tế dự phòng, điều kiện đảm bảo và công tác tổ chức thực hiện các quy định về y tế dự phòng.

Đợt giám sát nhằm đánh giá tính kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, khả thi của chính sách, pháp luật; làm rõ ưu điểm, nhược điểm của việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với từng nội dung, lĩnh vực giám sát. Từ đó đề xuất, kiến nghị giải pháp, cơ chế chính sách để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, xử lý nhằm phát huy các kết quả đạt được, kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, trong đó, giao trách nhiệm cụ thể cho từng chủ thể có liên quan thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền với thời hạn, lộ trình cụ thể, phù hợp.

Theo Trưởng đoàn giám sát Nguyễn Ngọc Tuấn, qua giám sát để phát hiện những bất cập, tồn tại và kiến nghị, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, nhất là về cơ chế chính sách trong thời gian tới, mục đích để nhiệm vụ này được thực hiện tốt hơn, chất lượng hơn, phục vụ tốt nhất cho cuộc sống nhân dân.

Trung Anh

Chia sẻ
Đọc thêm
  • Xem thêm  ›