Hàng ngàn người xem siêu cúp bóng đá 7 người quốc gia chỉ ra sự khác biệt giữa 'chuyên nghiệp' và 'phong trào'

Thứ Tư, 31/05/2023 06:25 GMT+7

Google News

Hơn 1.500 con mắt dõi theo trực tiếp trên mạng xã hội cho một trận đấu phong trào. Đối chiếu với một trận bóng chuyên nghiệp ở V-League 1, thật đáng suy ngẫm. Con số quả là hơi khiêm tốn.

Con số thống kê trên trang mạng của BTC giải V-League cũng như hạng Nhất không phải lúc nào cũng có thể chính xác 100%. Nếu nó là số tiền bán vé và trả lại thì không nói làm gì. Sự thật là, người mua vé xem bóng đá và ngay cả xem qua mạng xã hội, là không nhiều.

Bóng đá, thật là niềm vui. Trận bóng phong trào mà chúng tôi vừa nhắc, chính là thuộc hệ thống giải sân 7 của VietFootball. Ngoài việc hàng ngàn con mắt dõi theo trận Siêu Cúp giữa Mobi FC và Đạt Tín FC, còn có nửa vạn người hâm mộ đến với sân Hoàng Mai xem trực tiếp.

Truyền thông mạng xã hội đã và đang lên ngôi, song cơ bản ở chỗ, sản phẩm bóng đá mà chúng ta đem lại cho cộng đồng là cái gì?! Cái gì tốt cho cộng đồng thì được đón nhận và ngược lại.

Trước đây, không ai biết Nam "nhóc" là ai, cho đến khi anh ấy đá... phong trào. Thực ra, Hoàng Nam đã là đội trưởng của CLB futsal Sài Gòn từ nhiều năm qua. Nhưng, chỉ đến khi cầu thủ này chơi cho Đạt Tín ở giải phong trào, người hâm mộ mới biết tới. Nó cũng giống như Hạnh "Ozil", Tuấn Vinh, Capdevila, Long "củi"... Đều là những ngôi sao cả đấy và đều là đương thời.

Sự việc - Ý kiến: Bóng đá chuyên nghiệp và bóng đá phong trào - Ảnh 1.

Không phải sân bóng nào ở V-League lúc này cũng chật kín khán giả như sân Thanh Hóa hiện tại. Ảnh: Minh Hoàng

Trở lại với câu chuyện mà chúng ta đề cập ở đầu bài viết. Bóng đá là một trò chơi tốn kém, song đừng thương mại hay chính trị hóa môn thể thao này. Hãy để nó như một trò chơi như vốn dĩ.

Hôm rồi, người viết có dịp đi xem một giải đấu phong trào, gọi là nghiệp đoàn thể thao. Ở Sài Gòn, buôn có bạn bán có phường. Và tất cả đều phát triển. Bóng đá là sợi dây kết nối, là động lực, là sức bật của lò xo luôn. Người ta không bao giờ biết, bóng đá phong trào lại có thể lấn sân bóng đá chuyên nghiệp, trong một ngày nào đó. Cũng giống như, báo chí chính thống hiện như có vẻ lép vế trướctrang mạng và mạng xã hội vậy.

Chúng ta vẫn không quên so sánh giữa bóng đá phong trào và chuyên nghiệp. Đừng tự ái, bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam thật là rất mơ hồ. Khái niệm này không có thật. Rất nhiều người đã và đang làm bóng đá chuyên nghiệp kiểu Việt Nam, đang rất ngại giới bóng đá phong trào. 


CCKM

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›