'Hiện tượng' Haruki Murakami bật mí lối tắt tư duy của người thành công: Đường dài mới biết ngựa hay, khi lười càng phải ép mình làm việc

Thứ Năm, 05/01/2023 16:55 GMT+7

Google News
Cover

Người hiểu được bản chất của cuộc sống, sẽ biết cách tàn nhẫn với chính mình.

Haruki Murakami là một tiểu thuyết gia, dịch giả người Nhật Bản và là tác giả đương đại nổi tiếng. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, ông đã giành được rất nhiều sự chú ý về phong cách truyện siêu thực của mình.

Tên tuổi của ông được gắn với những tác phẩm nổi tiếng thế giới như Kafka trên bờ biển, Biên niên ký chim vặn dây cót, Rừng Na Uy, 1Q84… Rất nhiều người gọi đây là "hiện tượng Murakami" khi ông được gắn với hàng loạt mỹ danh "nhà văn được yêu thích", "nhà văn best-seller", "nhà văn của giới trẻ"... trong văn học Nhật Bản đương đại.

Bắt đầu từ mùa thu năm 1982, Haruki Murakami bắt đầu rèn luyện thói quen chạy 60km mỗi tuần. Bất kể lịch trình dày đặc hay thời tiết xấu như thế nào, ông gần như không bao giờ dừng lại. Tác giả người Nhật tiết lộ khi bản thân lười biếng, ông sẽ khuyến khích bản thân và ép mình chạy.

Ông nói: "Chính vì tôi không muốn chạy, nên tôi càng phải làm điều đó. Đây là cách suy nghĩ của những người chạy đường dài."

Cuộc đời rất dài, người có thể giành chiến thắng ở vạch đích thường không phải là người chạy nhanh nhất, mà là người không bao giờ chểnh mảng.

01

Một chàng trai ở Trung Quốc tiết lộ ngay khi vừa ra trường đã được trả 6000 NDT mỗi tháng. Vào thời điểm đó, đây được coi là mức lương cao mà nhiều người ao ước. Con số này khiến bạn bè đồng trang lứa của anh vô cùng ghen tị.

Người ngoài nhìn thấy công việc của anh là đến văn phòng uống trà, tan làm lúc nửa đêm và tụ tập leo núi vào cuối tuần. Do tự tin vào công việc của mình, chàng trai này hình thành suy nghĩ an phận, hài lòng với thực tại.

Ngược lại, những bạn học thua kém anh lại nỗ lực mỗi ngày, thử sức ở các ngành khác nhau. Thu nhập của họ trong vài năm gấp ba, bốn lần chàng trai trong câu chuyện.

Khi anh chàng nhận ra hiện thực thì bản thân đã ở tuổi trung niên. Lúc này, giữ được vị trí đã khó, thăng tiến là chuyện càng khó hơn. Nhìn lại chính mình, chàng trai trẻ năm nào vô cùng ân hận vì bản thân đã không nỗ lực.

'Hiện tượng' Haruki Murakami bật mí lối tắt tư duy của người thành công: Đường dài mới biết ngựa hay, khi lười càng phải ép mình làm việc - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Aboluowang

Câu chuyện của chàng trai ở trên cũng giống với nhiều bạn trẻ hiện nay: Làm một công việc mình không yêu thích, ngày nào cũng thấy chán, nhưng lại không muốn ép mình phải học hỏi, chủ động để hoàn thiện bản thân.

Chúng ta thường đóng vai một người khổng lồ trong suy nghĩ nhưng cuối cùng lại trở thành một chú lùn trong hành động.

Kant nói: Nếu chúng ta làm theo bản năng của mình và tránh đau đớn như động vật thì đó không phải lựa chọn, mà là tuân theo.

Đi theo con đường dễ dàng sẽ dẫn bạn đến chỗ nghiện như ma túy.

Một khi bạn tìm thấy một lý do hợp lý để bản thân trì hoãn, bạn sẽ ngày càng nghiện sự thoải mái, và cuối cùng không có ý chí tiến lên. Ép buộc bản thân là điều đau đớn, nhưng nếu bạn để bản thân buông thả và chiếu lệ, thì không thể tránh khỏi một ngày bị vỡ mộng.

02

Mọi trạng thái sống trong cuộc đời đều là kết quả của sự lựa chọn của mỗi người. Một sinh viên năm cuối đạt điểm xuất sắc trong 4 năm đại học và được giới thiệu sang Anh du học. Khi đến đất nước mới, cô thấy rằng mặc dù vốn tiếng Anh đã đủ giao tiếp nhưng vẫn chưa thể nói là thuần thục.

Vì muốn hiểu nhiều hơn về cuộc sống ở đó, cô quyết tâm học nhiều hơn nữa. Trong khoảng thời gian đó, nữ du học sinh dành hết tâm sức cho tiếng Anh. Sau đó, trong buổi phỏng vấn thực tập, khả năng ngôn ngữ lưu loát của cô khiến nhà tuyển dụng phải kinh ngạc. Họ thậm chí còn ngỡ cô là người bản địa.

Cuộc sống là như vậy, lựa chọn phương thức đơn giản có nghĩa là thuận theo dòng chảy. Chỉ khi chúng ta dám lựa chọn đối mặt với khó khăn thì mới có thể đạt được bước nhảy vọt.

Tiềm năng của con người giống như một chiếc lò xo, càng bị nén lại thì sức bật lại càng lớn. Vì vậy, việc bạn cần làm là cho mình một lý do để làm việc chăm chỉ.

03

Nhà văn Shui Mural đã từng tổng kết ba cấp độ làm việc:

Trạng thái thứ nhất: Để sống, tôi đã làm rất nhiều điều mà tôi không thích;

Trạng thái thứ hai: Có vốn thì chỉ làm những việc mình thích;

Trạng thái thứ ba: Chủ động làm những việc mình không thích.


Hình minh họa. Ảnh: Business Weekly

Theo ý kiến của ông, “cảnh giới” của bên thứ ba rõ ràng là cao nhất. Bởi vì những đau khổ trong cuộc sống thực tế không mất đi, bạn càng trốn tránh thì sẽ càng phải trả một giá đắt hơn trong tương lai.

Nhà văn Mỹ Neil Downer từng nói: Tăng trưởng chỉ có thể xảy ra trong trạng thái không thoải mái. Những trải nghiệm khiến bạn đau đớn thường có thể giúp bạn hoàn thành quá trình chuyển đổi của mình.

Khi bạn đã đi một chặng đường dài và nhìn lại, những khó khăn vượt qua đồng nghĩa với việc bản thân đã đạt đến một tầm cao mới.

04

Khi còn là một thiếu niên, Lincoln đã cày đất trong trang trại của quê hương ông ở Kentucky. Tuy nhiên, những con gia súc lại di chuyển chậm chạp và lười biếng. Dù đã dùng mọi cách nhưng Lincoln không thể thay đổi tình hình.

Tuy nhiên, có con bò đi rất nhanh và cày xong trong chốc lát. Sau khi quan sát cẩn thận, Lincoln phát hiện ra rằng những con bò này bị côn trùng đốt. Đây là "hiệu ứng ruồi trâu" nổi tiếng trong tâm lý học.

Mọi người đều lười biếng, nhưng nếu bạn không muốn cuộc sống của mình trôi qua một cách lãng phí, bạn phải tự ép mình chăm chỉ. Nếu bạn muốn cải thiện bản thân, hãy bỏ thời gian để giải trí và buôn chuyện để đọc sách, tiếp thu kiến thức mới.

Nếu muốn trở nên khỏe mạnh, bạn phải ép mình tập thể dục và dùng mồ hôi để đổi lấy một cơ thể tràn đầy sức sống. Khi bạn sẵn sàng chủ động thúc đẩy bản thân, mọi thứ bạn muốn sẽ đến vào một ngày nào đó trong tương lai.

Thùy Anh

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›