Theo lệ cổ truyền, cuối năm cần dọn dẹp nhà cửa, bao sái bàn thờ để đón Tết mới, vận mới.
Vào ngày này, người dân thường làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần, đồng thời cũng là dịp để người người, nhà nhà trở về sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả. Trong mâm cơm cúng, người Việt thường chuẩn bị thêm cá chép đựng trong chậu nước, sau khi cúng xong, người dân sẽ đem thả phóng sinh ở sông, hồ.
Việc chuẩn bị cá chép mang ý nghĩa chuẩn bị phương tiện để ông Táo cưỡi về chầu trời, đồng thời còn có ngụ ý "cá vượt vũ môn" hay "cá chép hóa rồng", biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để tới thành công.
Đồ cúng được bày bán tại khu vực Hàng Mã. Ảnh: Tuấn Đức - TTXVN
Người dân chọn mua đồ cúng ông Công, ông Táo. Ảnh: Tuấn Đức - TTXVN
Mâm cơm cúng tiễn ông Công, ông Táo luôn được được chuẩn bị chu đáo, tươm tất. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Gia chủ thành tâm khấn vái tiễn ông Công ông Táo, mong một năm mới bình an, thịnh vượng. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Gia chủ xin hoá xiêm hài, áo mũ tiễn ông Công, ông Táo chầu Trời. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Người dân thả cá chép trong công viên Tuổi trẻ ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Người dân thả cá chép tại khu vực Hồ Tây sáng 25/1/2022 (23 tháng chạp). Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
Tại khu vực cầu Long Biên, các tình nguyện viên tham gia hỗ trợ người dân thả cá, gom rác để xử lý. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
Tại khu vực cầu Long Biên, các tình nguyện viên tham gia hỗ trợ người dân thả cá, gom rác để xử lý. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
Người dân thả cá chép tại khu vực Hồ Tây sáng 25/1/2022 (23 tháng chạp). Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
Người dân thả cá chép tại khu vực Hồ Tây sáng 25/1/2022 (23 tháng chạp). Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
Người dân thả cá chép trong công viên Tuổi trẻ ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Người dân thả cá chép trong công viên Tuổi trẻ ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Người dân cho túi nilon vào nơi quy định sau khi thả cá xuống hồ. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN