Việc ban hành lệnh cấm TikTok trên các thiết bị của chính phủ được xem là bước tiến quan trọng trong giải quyết các rủi ro do ứng dụng gây ra đối với dữ liệu nhạy cảm của chính phủ Hoa Kỳ. Một số cơ quan, bao gồm Bộ Quốc phòng, An ninh Nội địa và Nhà nước, đã có hướng dẫn kêu gọi phần còn lại của chính phủ liên bang tuân theo trong vòng 30 ngày.
Chris DeRusha, giám đốc an ninh thông tin liên bang cho biết: “Chính quyền Biden-Harris đã đầu tư rất nhiều vào việc bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của quốc gia và hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu của người Mỹ”. Lệnh cấm TikTok lần này là một phần trong cam kết của chính quyền hiện tại nhằm đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và bảo vệ an ninh cũng như quyền riêng tư của người dân Mỹ.
Trước đó, chính quyền Canada cũng đã công bố một lệnh cấm tương tự vào hôm thứ hai, TikTok sẽ bị gỡ khỏi tất cả các thiết bị di động do chính phủ Canada cung cấp. Không chỉ Mỹ, Canada mà cơ quan hành pháp của Liên minh Châu Âu tuần trước cho biết họ đã tạm thời cấm TikTok trên điện thoại được nhân viên sử dụng như một biện pháp bảo mật an ninh mạng.
TikTok thuộc sở hữu của ByteDance Ltd, trước đó phiên bản nội địa có tên Douyin đã gặt hái được thành công với sự tăng trưởng đáng nể. Hiện tại, TikTok được xem là ứng dụng video ngắn phổ biến, theo thống kê có đến 2/3 thanh thiếu niên ở Mỹ đang sử dụng nền tảng này.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin, chính quyền các nước phương Tây sợ rằng Bắc Kinh có thể sử dụng TikTok làm công cụ để thu nhập thông tin người dùng một cách âm thầm, khó phát hiện.
Theo: MSN
Tags