(Thethaovanhoa.vn) – Ba thành viên Viện Hàn lâm Thụy Điển – cơ quan uy tín đứng sau giải Nobel Văn học danh gía – vừa từ chức hôm thứ Sáu, trong bối cảnh giới văn chương thế giới đang rúng động vì hàng loạt vụ tố cáo tấn công tình dục.
- Kazuo Ishiguro - Nobel văn học 2017: Tác phẩm của tôi là câu chuyện của thế giới
- Công bố Giải Nobel Hòa bình 2017, 'điềm lành' về cấm vũ khí hạt nhân
- Chủ nhân Nobel Văn học 2017 - Kazuo Ishiguro: Sự lựa chọn 'sẽ làm cả thế giới hạnh phúc'
Viện Hàn lâm Thụy Điển đã rung chuyển sau hàng loạt bê bối nổi lên hồi năm ngoái, khi một số phụ nữ cáo buộc một người đàn ông – người không hẳn là thành viện Viện nhưng có mối quan hệ mật thiết và là nhân vật tiếng tăm trong giới văn nhân Stockholm – tội quấy rối và tấn công tình dục.
Khủng hoảng bùng nổ khi Viện tiết lộ, như một phần ủng hộ phong trào #MeToo, hồi tháng 11 rằng một vài thành viên, cũng như vợ và con gái thành viên Viện, đã cáo buộc nhân vật tiếng tăm này tấn công tình dục mình. Tờ Dagens Nyheter của Thụy Điển viết rằng có tới 18 người bị quấy rối hoặc cưỡng hiếp. Những vụ bê bối này rải rác trong thời gian dài, từ năm 1996 tới năm 2017.
Viện hiện đã quyết định cắt đứt mọi mối quan hệ và tài trợ cho người này, đồng thời chỉ định một công ty luật điều tra mối quan hệ của các thành viên trong hội đồng Viện với người đàn ông trên. Tuy nhiên, Viện không tiết lộ danh tính nhân vật tai tiếng này.
Truyền thông Thụy Điện đưa tin cuộc điều tra đã kết thúc. Thành viên Viện Peter Englund cho biết vụ bê bối đã gây chia rẽ sâu sắc trong giới văn chương Thụy Điển. Sau cuộc họp hôm thứ Sáu, đã có ba người đệ đơn từ chức. Tác giả nổi tiếng Klas Ostergren từ chức vào buổi chiều, theo sau là các thành viên Kjell Espmark và Peter Englund.
“Thật vô cùng buồn khi sau 36 năm làm việc ở Viện, trong đó có 17 năm là chủ tịch hội đồng Nobel, tôi buộc phải ra quyết định này”, Espmark nói trong thư gửi truyền thông. “Khi các thành viên chóp bu của hội đồng đặt tình bạn lên trước trách nhiệm và lòng chính trực, thì tôi không thể cùng làm việc nữa”.
Ostergren lên án “sự phản bội với người sáng lập và người bảo hộ vĩ đại của ông”, ám chỉ tới người sáng lập Viện, vua Thụy Điển Gustav III và nhà phát minh vĩ đại Alfred Nobel, người đã để tài sản cho tổ chức này.
Ba người này đều là thành viên trọn đời và về nguyên tắc, không thể từ chức, tuy vậy, không có gì buộc họ phải tham dự các buổi họp.
Viện Hàn lâm Thụy Điển, đơn vị trao giải Nobel Văn học kể từ năm 1901, có 18 thành viên thường trực. Họ đều là thành viên trọn đời và một người dù bỏ, thì theo truyền thống, sẽ không bị thay thế cho tới khi họ qua đời. Trước đó, hai thành viên khác cũng từ chức, nhưng không liên quan tới cuộc khủng hoảng gần đây.
Thư ký Viện, Sara Danius cho biết Viện đang dự định xem xét lại các quy định để thành viên khi rời đi có thể được thay thế bởi người khác. Bà cho biết bà bà rất buồn vì quyết định của ba người nhưng hiểu lý do của họ. Bản thân bà cũng đang cân nhắc sẽ từ chức.
Rất ít thông tin về buổi họp được rò rỉ nhưng điều đó không ngăn giới văn nghệ sĩ Thụy Điển bàn tán xôn xao. “Như thể toàn bộ tháp Babel sụp đổ vậy. Thật thú vị”, biên tập Asa Linderborg của tờ Aftonbladet thốt lên.
“Thật khó cho Viện để tiến tiếp sau vụ này. Như thể một qua bom rớt xuống tòa nhà Stock Exchange vậy”, biên tập Dagens Nyheter của Bjorn Wiman ám chỉ trụ sở Viện. “Tổ chức này đang bị tàn phá”.
Vào tháng Ba, văn phòng công tố Stockhom tuyên bố rằng một phần của cuộc điều tra, về các cáo buộc cưỡng hiếp và tấn công trong giai đoạn từ 2013 tới 2015, đã bị hủy vì hết thời hạn truy cứu hoặc thiếu bằng chứng.
Thư Vĩ (Tổng hợp)
Tags