"Chúng tôi sẽ không ngừng nỗ lực quảng bá để khách hàng hiểu hơn về việc bảo quản và sử dụng sản phẩm đúng cách", ông Koji Onishi, Tổng giám đốc Honda Việt Nam viết trong bản thông báo.
Hãng này thông tin thêm chiếc SH bốc cháy ngày 12/12 là hàng nhập khẩu. Còn Air Blade bốc cháy ngày 10/12 đang được cơ quan chức năng giữ phục vụ điều tra nên không thể đưa ra nguyên nhân về sự cố này.
Ít nhất 25 vụ cháy, nổ xe máy được ghi nhận trên các phương tiện truyền thông tính từ 2006. Trong đó 2011 xảy ra 13 trường hợp cháy nổ xe, nghiêm trọng nhất là vụ nổ xe Super Dream tại Bắc Ninh khiến 3 mẹ con thai phụ Quỳnh tử nạn.
Trong 25 vụ hỏa hoạn liên quan tới xe máy đang lưa thông trên đường có 3 vụ phát sinh do va chạm với ôtô. 22 vụ xe "tự thiêu", chiếm số lượng áp đảo. Số lượng xe tay ga chiếm 60%.
Vụ nổ xe Dream tại Bắc Ninh khiến thai phụ Quỳnh và một cháu bé 4 tuổi thiệt mạng.
Có 16 vụ xe cháy nổ tại khu vực phía bắc, chiếm 64%. Trong khi các khu vực khác chỉ có 9 trường hợp.
Số lượng xe Honda bị cháy không ít hơn 13 vụ tập trung ở dòng Air Blade. SYM cũng đã có tới 6 xe tự cháy. Hai thương hiệu Suzuki và Yamaha cũng có mặt trong danh sách xe cháy với một vụ được ghi nhận. Số còn lại là các thương hiệu không được ghi nhận.
Nhiều xe trong số những xe bị cháy còn mới, thậm chí có xe vẫn chưa hết hạn bảo hành. Chiếc xe Dream gây nổ được gia đình nạn nhân Quỳnh mua về thuộc lô hàng mà đại lý Honda Việt Long 1 nhập về hồi tháng 3 năm nay. Chiếc Air Blade cháy trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) ngày 9/12 cũng mới được mua cách đây 1 năm.
Theo Vnexpress