- Sau buổi họp lớp kỷ niệm 30 năm tốt nghiệp Harvard, tôi nhận ra chân lý ''thô nhưng thật'': Người nhiều tiền bao giờ cũng hạnh phúc hơn người ít tiền
- Tại sao 10 năm sau tốt nghiệp, không ai còn muốn đi họp lớp: Khi tiền tài che mờ thể diện, buổi tụ hợp trở thành nơi chôn vùi tình bạn
- Buổi họp lớp sau 25 năm giúp tôi nhận ra thành bại trong đời của 1 người không phụ thuộc xuất phát điểm, mà nằm ở việc hiểu thấu 'quy tắc 3/7' này
Buổi họp lớp như một cuốn sách giáo khoa chất lượng cao. Từng trang tương ứng với mỗi người sẽ cho bạn một bài học vô giá.
Bài viết dưới đây là chia sẻ của cây bút Minh Khả Ái (Trung Quốc) được chia sẻ trên nền tảng Toutiao.
Trong lúc công việc ngày càng áp lực, chỉ tiêu doanh số khó đạt, tôi nhận được lời mời tham dự buổi họp mặt bạn học sau 10 năm. Ban đầu tôi không có ý định tham gia. Bởi đã đi được gần ⅔ cuộc đời nhưng tôi cũng chẳng có thành tích gì nổi bật nên không tránh khỏi sự xấu hổ khi gặp lại mọi người.
"Tuy nhiên, càng tự ti, em càng phải ra ngoài và gặp gỡ mọi người. Điều này có thể mang lại cho em nguồn cảm ứng mới", chồng tôi nói khi bản thân tôi có sự lưỡng lự.
Trước lịch hẹn một ngày, tôi quyết định xác nhận tham gia buổi họp lớp. Trong buổi hẹn hôm đó, tôi đã dám bước ra khỏi vòng tròn tự ti của mình để quan sát và trò chuyện với những cá nhân xuất sắc nhất từ nhiều góc độ khác nhau. Tôi thấy rằng buổi họp lớp như một cuốn sách giáo khoa chất lượng cao về cuộc sống.
Sau 10 năm tốt nghiệp, tôi nhận ra 3 điều dưới đây đã nới rộng khoảng cách giàu nghèo giữa những thành viên trong lớp.
1. Năng lực học tập cao là lối tắt để lội ngược dòng
Năm đó, tôi vẫn nhớ Tú Ngọc là một học sinh giỏi nhất lớp. Dẫu xuất thân nghèo khó, song cậu ta chưa bao giờ bộc lộ hoàn cảnh gia đình mình. Năm học nào, Tú Ngọc cũng được mọi người trong lớp giao trọng trách lớp trưởng. Cậu ta làm công việc này rất nhiệt tình cho đến tận bây giờ, luôn kết nối, giao lưu và hỏi han thành viên trong lớp.
Trong buổi họp lớp hôm đó, tôi gặp lại Tú Ngọc với chức danh là Tiến sĩ của ĐH Chiết Giang. Anh ấy vừa vượt qua giai đoạn khó khăn và xúc tiến thành công một dự án nghiên cứu. Hiện anh ấy thường xuyên được đi công tác ở nước ngoài.
Ảnh minh hoạ
Nhiều người hiện nay thường cho rằng bằng cấp không quan trọng, học nhiều nhưng lương đi làm vẫn "bèo bọt". Song thực tế người bạn nghèo Ngọc Tú này vẫn nhớ bằng cấp để thay đổi số phận.
Tôi nhớ lại trong một cuộc họp tổng kết năm, sếp đã nói một điều: Nhân viên thường không hiểu tại sao các công ty lại lấy bằng cử nhân làm tiêu chí tuyển dụng. Trong khi đó nhiều công việc có thể hoàn thành tốt mà không cần bằng cử nhân đó. Song thực tế, điều những nhà tuyển dụng đánh giá cao ở tấm bằng cử nhân đó là khả năng học tập của mỗi người.
Học tập là một thói quen. Những người có động lực học tập mạnh mẽ trong thời sinh viên thường không ngừng học hỏi khi họ bước vào nơi làm việc. Chính điều này giúp họ trở nên nổi bật nhờ đem lại giá trị cho công ty.
Trước đây, tôi vẫn hay than thở về sự kém may mắn của mình. Sau khi gặp lại những người bạn của mình trong buổi họp lớp, tôi nhận ra cách tốt nhất để vượt qua khó khăn là tiếp tục học tập hỏi và không ngừng nâng cao khả năng của mình.
2. Chỉ có giỏi nắm bắt cơ hội bạn mới vượt qua những ngóc ngách của cuộc đời
Trái ngược với trường hợp của Tú Ngọc, một số người bạn có thành tích học tập tốt nhưng sau khi đi làm dần trở thành những nhân viên bình thường. Luôn nghĩ rằng cuộc họp lớp là một sự phô trương về thành tích nên họ thường không muốn tụ tập bạn bè.
Trên thực tế, không phải đối phương phô trương sự giàu có mà là sự tầm thường bên trong con người chúng ta quá lớn. Một người có học lực tốt, dẫu đã làm việc chăm chỉ nhưng sự nghiệp phát triển không suôn sẻ, chán nản vì tài năng của mình không được đáp ứng là điều khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, nơi làm việc khác với trong phòng thi, ngoài chăm chỉ, bạn cần giỏi nắm bắt cơ hội. Song cơ hội thường ẩn chứa trong khó khăn, muốn nắm bắt được cần có dũng khí để vượt qua. Dẫu vậy vào thời điểm mà đa số mọi người nhận ra giá trị này thì cơ hội đã còn rất ít để dành cho bạn.
Vài năm trước, con đường sự nghiệp của tôi phát triển khá thuận lợi nên cũng không quan tâm đến những cơ hội xung quanh. Tôi bỏ quên những kỹ năng cần bổ sung cho nghề nghiệp. Kết quả là tuổi đời ngày càng cao, những người mới được tuyển dụng với đủ các kỹ năng. Vì không bổ sung kiến thức nên công việc của tôi đạt đến nút thắt cổ chai. Tôi luôn cảm thấy bối rối và bất lực do không đủ kiến thức để xử lý.
Sau khi vượt qua giai đoạn khủng hoảng đó, tôi nhận ra rằng khi chọn một công việc, ngoài vấn đề tiền lương, bạn cần quan tâm nó có đang thử thách bản thân mình hay không? Bạn cũng cần quan tâm đến việc mình tích lũy được kinh nghiệm gì từ đây? Kinh nghiệm đó có giúp bạn bật xa khi rời khỏi vị trí này? Chỉ bằng cách này, bạn mới có thể nắm bắt cơ hội nhằm dẫn đầu.
3. Mở rộng vòng tròn quan hệ của mình, bạn sẽ có được những lợi ích vô giá
Ảnh minh hoạ
Tại buổi họp lớp hôm đó, Lý Bảo chia sẻ câu chuyện bản thân vừa mới ứng tuyển vào công ty nằm trong danh sách Fortune 500. Anh than thở về sự cạnh tranh khốc liệt của vòng phỏng vấn với tỷ lệ chọi cao. Một bạn học cùng lớp đứng ngay đó hồ hởi chia sẻ cô có quan hệ tốt với giám đốc của công ty đó. Thông qua sự giới thiệu, Lý Bảo đã được ưu tiên so với với các ứng viên khác.
Một số người cho rằng việc kết thân với những người có tài năng trong lớp nhằm nhờ cậy giúp đỡ là mối quan hệ thực dựng. Tuy nhiên, chuyên gia lãnh đạo người Mỹ, Marshall Goldsmith cho rằng giao tiếp giữa các cá nhân luôn tuân theo nguyên tắc đòn bẩy. Nếu bạn giúp tôi thì tôi sẽ nhất định giúp bạn. Giúp đỡ người khác chính là cách thể hiện giá trị của bản thân. Vì thế, mạng lưới bạn bè sẽ quyết định tầm nhìn, nguồn lực của mỗi người. Mạng lưới bạn bè càng chất lượng, bạn sẽ càng nhận được những giá trị to lớn.
Tags