(thethaovanhoa.vn) - Chúng ta sẽ cùng liệt kê top những câu hỏi thường gặp nhất về cách sử dụng cũng như tác dụng thần kỳ của kem chống nắng trong công cuộc bảo vệ làn da.
- Hàng loạt kem chống nắng không có hiệu quả như quảng cáo
- Những quan niệm sai lầm về dùng kem chống nắng
Kem chống nắng là món đồ dưỡng và bảo vệ da không thể thiếu của mọi cô gái, thậm chí là cả các chàng trai. Đây là bước quan trọng nhất trước khi bắt đầu mọi quy trình trang điểm. Bạn nhất định phải dùng kem chống nắng quanh năm kể cả giữa mùa đông hay vào những ngày mưa tầm tã.
Có những người mặc dù ý thức được tầm quan trọng của lớp chống nắng nhưng lại quá lười sử dụng hay tìm kiếm bao tháng ngày không thể tìm ra lọ kem chống nắng thực sự phù hợp. Cớ người lại dùng nó chỉ vì ai cũng dùng nó mà trong đầu vẫn còn ngổn ngang bao thắc mắc về công dụng cũng như cách sử dụng đúng cách. Tựu chung lại có đến hàng tá câu hỏi muôn thuở được đặt ra xung quanh lọ kem chống nắng.
Chúc mừng bạn vì bạn đã đọc được bài viết này. Chúng ta sẽ cùng liệt kê top những câu hỏi thường gặp nhất về cách sử dụng cũng như tác dụng thần kỳ của kem chống nắng trong công cuộc bảo vệ làn da.
1. Có nhất thiết phải bôi kem chống nắng hằng ngày, kể cả mùa đông?
Câu trả lời là có. Bạn buộc phải sử dụng kem chống nắng thường xuyên giống như việc đánh răng để bảo vệ khỏi sâu răng hay việc xịt thuốc chống muỗi khi đang có dịch sốt xuất huyết vậy. Bạn hiểu không, kem chống nắng có công dụng là chống nắng và theo bạn khi nào thì hết nắng? Vậy nên đừng nghĩ đơn giản rằng chỉ cần thoa kem chống nắng vào những ngày nắng to để khỏi bị đen da. Đó, lại một sai lầm nữa. Kem chống nắng thực chất tạo lớp màng bảo vệ bạn khỏi tác hại gây ung thư và huỷ hoại tế bào da của bạn hơn là chỉ có tác dụng “giữ trắng”.
2. Sử dụng kem chống nắng ở bước nào?
Bạn hãy sử dụng kem chống nắng ngay sau bước dưỡng da và trước khi trang điểm vào mỗi buổi sáng trước khi ra ngoài. Bạn chỉ cần thoa lớp dưỡng ẩm mỏng nhẹ. Sau đó tiến đến bước bôi kem chống nắng. Bạn nên thoa kem chống nắng nhiều một chút nhưng tất nhiên không quá dày. Để lớp kem thẩm thấu và “ăn da” trong 8 phút sau đó bắt đầu các bước trang điểm. Việc để thời gian này giúp lớp kem nền hay bất cứ loại kem nào sau đó lên chuẩn màu và không bị ảnh hưởng bởi lớp kem chống nắng.
3. Dặm lại kem chống nắng như thế nào cho đúng cách?
Về cơ bản, đa số các loại kem chống nắng đều có thời gian lưu giữ và khả năng chống nắng kéo dài khá lâu, khoảng tối đa 8 tiếng. Vì vậy việc dặm lại kem chống nắng thực sự là điều không thực sự cần thiết nhất là khi bạn đã tìm được loại kem chống nắng phù hợp và thoa kem đúng cách từ khi ra khỏi nhà. Nếu vẫn thấy cần dặm lại vì bạn phải hoạt động nhiều ngoài trời thì hãy sử dụng nước tẩy trang để tẩy qua lớp trang điểm cũ sau đó lặp lại bước chống nắng và trang điểm như lúc đầu. Trong trường hợp không tiện tẩy trang bạn có thể dùng kem chống nắng mỏng nhẹ không màu dạng xịt giống như xịt khoáng để xịt đè lên lớp trang điểm. Bạn tuyệt đối không nên thoa đè kem chống nắng lên lớp trang đểm cũ. Việc này vừa khiến gia tăng vi khuẩn vừa làm cho lớp trang điểm của bạn bị nặng và xuất hiện vẩy mốc từ tế bào chết.
4. Phân biệt KCN vật lý và KCN hoá học?
Kem chống nắng vật lý và KCN hoá học khác nhau cơ bản về nguyên lý hoạt động. Kem chống nắng vật lý tạo lớp màng chắn bảo vệ, phát tán và phản xạ tia UV khiến chúng không thể xuyên qua da. Kem nằm trên bề mặt da như một lớp bảo vệ. Đó là lý do vì sao KCN vật lý luôn gây phiền hà bởi lớp kem trắng xoá rất mất thẩm mỹ.
Ngược lại KCN hoá học thẩm thấu tia UV để phân huỷ trước khi chúng kịp gây tổn hại cho da. Vì cơ chế hoạt động khác hẳn nên bạn phải chờ 15-20 phút cho kem ngấm vào da trước khi ra ngoài. Ưu điểm của KCN hoá học là không gây nhờn dính và khá thoáng da.
5. Ý nghĩa của chỉ số SPF?
Bạn đã chắc là mình hiểu hết những con số ghi trên bao bì loại kem chống nắng mà bạn đang phân vân? Ý nghĩa những con số 20, 30 hay 50 là gì? Nói một cách tóm tắt và đơn giản thì chỉ số chống nắng thể hiện thời gian bảo vệ da hiệu quả nhất của sản phẩm. Mỗi đơn vị chỉ số tương ứng với 10 phút đồng hồ. Ví dụ sản phẩm có chỉ số chống nắng là 50+ SPF tức là nó giúp bạn chống nắng trong thời gian là 50 x 10 = 500 phút (tương ứng với hơn 8 tiếng). Như vậy, chỉ số càng cao càng giúp bạn ở lâu dưới nắng hơn chứ hoàn toàn không phải chỉ số chống nắng càng cao thì khả năng chống nắng càng cao nhé.
Hy vọng bài viết này có thể giải đáp phần nào những thắc mắc của bạn để luôn biết cách khiến mình đẹp và khoẻ hơn.
Loan Phùng. Ảnh: Internet
Tags