- Bị lãng quên nhiều năm, "Thánh địa đồ nướng" Trung Quốc bất ngờ chật cứng thực khách: Nhà hàng bán 10.000 xiên mỗi ngày cũng không đáp ứng nổi nhu cầu
- Đại gia Trung Quốc chi tiền khủng mua khu vườn rộng 30.000m2 để biến thành tác phẩm nghệ thuật: Mất nhiều năm mới mua xong đất, ròng rã 20 năm vẫn chưa hoàn thành
- Một món đặc sản Bắc Kinh bán tại Việt Nam, cư dân mạng Trung Quốc bảo nhau: Vừa rẻ vừa ngon hơn hàng chính hiệu
Đông đi xuân đến, mọi người thức dậy thấy bên ngoài cửa sổ đã chìm trong biển sương mù, người Quảng Đông và Quảng Tây ở Trung Quốc gọi kiểu thời tiết này là "Hồi Nam thiên" (ngày gió Nam trở về), hay cũng chính là "nồm" theo cách gọi của Việt Nam.
"Ngày gió Nam trở về" - mùa nồm ở Trung Quốc
"Thời tiết ngày 12/4 là sự kết hợp giữa "Trời âm u có mưa + 'Hồi Nam thiên' + sương mù dày đặc". Hôm nay ngày 11/4 tiếp tục có mưa phùn và sương mù, mọi người nhớ đóng kín các cửa và chuẩn bị chống nồm ẩm.
Đài khí tượng Nam Ninh dự báo trong ngày 12/4, thành phố Nam Ninh nhiều mây, có mưa nhỏ và sương mù, nhiệt độ 18-24°C, gió Nam cấp 2. Hoàng Lợi, trưởng Cục Khí tượng Nam Ninh, cho biết từ ngày 12 đến ngày 13, Nam Ninh có hiện tượng "Hồi Nam thiên" tương đối nhẹ.
Sau "Hồi Nam thiên", không khí lạnh lại tràn về. Từ chiều đến tối ngày 14, chịu ảnh hưởng của không khí lạnh nên có mưa rào hoặc dông vài nơi, ngày nhiều mây, có đối lưu thời tiết mạnh như gió giật mạnh ngắn ngày. Ngày 15, trời nhiều mây và có nắng."
Đây chính là một đoạn dự báo thời tiết ở thành phố Nam Ninh (Quảng Tây) vào ngày 11/4 vừa qua. Đồng thời, các nơi ở khu vực miền Nam Trung Quốc cũng có tình hình thời tiết tương tự trong những ngày này.
Mà “Hồi Nam thiên” được nhắc trong đoạn dự báo thời tiết trên chính là: Nồm - hiện tượng thời tiết khiến người dân miền Bắc Việt Nam phải khổ sở.
Nồm là một hiện tượng thời tiết thường thấy ở phía đông Bắc Bộ nước ta, cũng như miền Nam ở Trung Quốc (diễn ra trong giai đoạn tháng 2-4 hằng năm), khi độ ẩm của không khí lên cao đến 90%, từ đó dẫn đến sự ngưng tụ hơi nước trong không khí rồi đọng lại trên bề mặt của các đồ vật.
Theo đó, biểu hiện dễ thấy nhất khi mùa nồm về đó là sự ẩm ướt trên sàn nhà, gường, tường, trần; chăn, đệm, quần áo phơi lâu khô hơn và thậm chí là thực phẩm nhanh mốc, đồ điện tử dễ bị hư hỏng.
Miền Nam Trung Quốc có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa điển hình, vì vậy hàng năm từ tháng 3 đến tháng 4 Dương lịch, không khí nóng ẩm từ biển phía Nam thổi vào gặp khối không khí lạnh từ phía Bắc Trung Quốc tràn xuống, khiến khu vực này có thời tiết lúc trong lúc âm u, vô cùng ẩm ướt, có mưa nhẹ hoặc sương mù dày đặc. Đây chính là hiện tượng nồm.
Đông đi xuân đến, mọi người thức dậy thấy bên ngoài cửa sổ đã chìm trong biển sương mù, người Quảng Đông và Quảng Tây gọi kiểu thời tiết này là "Hồi Nam thiên" (ngày gió Nam trở về).
Nỗi đau mỗi khi mùa nồm về
Nước đọng lại trên các bề mặt như gương, tường, sàn nhà, bậc thang trong mùa nồm ở Trung Quốc được một cư dân mạng đăng tải với lời than vãn: "Tại sao sinh ra tôi lại còn sinh ra cả mùa nồm!".
Quảng Tây và Quảng Đông là hai tỉnh chịu ảnh hưởng của mùa nồm mạnh mẽ nhất Trung Quốc.
“Nghĩ đến nồm mà phát run. Mặc dù tôi là người Nam Kinh (Giang Tô, nằm ở vùng giữa miền Bắc và miền Nam của Trung Quốc), nhưng khi nhỏ thường cùng mẹ về Quảng Đông thăm viếng họ hàng nên đã trải nghiệm vài lần sự khủng khiếp này. Đó là cảm giác vừa mát mẻ một cách chua chát, ướt át đến tận xương tủy, ngày nào cũng chịu cảnh bết dính trong khi không hề vận động, quần áo giày dép không thể khô…”.
"Tường và sàn nhà không chỉ bị mốc mà còn có thể tự động xì nước".
"Cửa sổ đầy những giọt nước, phòng ngủ biến thành phòng tắm trong vài giây".
Đây là những lời “than trời trách đất” của rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc mỗi khi mùa nồm đến - thứ thời tiết khiến người dân Quảng Đông và Quảng Tây khiếp hãi.
Cùng xem người dân miền Nam Trung Quốc phải chịu đựng cảnh ẩm ướt mùa nồm như thế nào nhé!
Hình ảnh một góc trong khu chung cư bị nồm hoành hành ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
Nồm đi qua, để lại dấu vết trên sàn lẫn tường nhà ở nhà dân.
Nguồn: Xinhuanet, Sina
Tags