Không ngờ New York xa hoa lại có lượng chuột gây bệnh nhiều kinh ngạc, tăng 800% trong 65 năm, thành phố dùng đủ cách giảm thiểu nhưng vô dụng

Thứ Bảy, 25/03/2023 19:59 GMT+7

Google News

Được mệnh danh là thành phố xa hoa bậc nhất nước Mỹ nhưng số lượng chuột cống tại đây vẫn tăng trưởng không ngừng, nguyên nhân là do đâu?

Số lượng chuột ở New York đang không ngừng tăng lên. Chúng ở khắp mọi nơi: Dưới cống rãnh, trong công viên, dưới tàu điện ngầm, thậm chí lẩn khuất trong tường nhà.

Chuột đã hiện diện tại New York từ thế kỷ 18, và vẫn phát triển mạnh mẽ cho đến tận bây giờ. Ước tính số lượng chuột hiện tại ở thành phố đã lên tới khoảng 2 triệu con, phân bố trên 90% diện tích New York.

Để ngăn chặn sự bùng nổ, các chính trị gia và những người dân đều đã có những biện pháp tiêu diệt chuột nhưng cho đến nay chưa có giải pháp nào thành công triệt để.

Không ngờ New York xa hoa lại có số lượng chuột cống gây bệnh nhiều kinh ngạc, tăng 800% trong 65 năm, thành phố dùng đủ phương pháp giảm thiểu nhưng vô tác dụng - Ảnh 1.

Vì sao “bùng nổ dân số” loài chuột tại New York?

Khoảng 250 năm trước, chuột Na Uy, còn được gọi là chuột nâu hay chuột cống, đã đến Mỹ theo những chuyến tàu di cư từ châu Âu trong thời kỳ Cách Mạng Mỹ. Theo các chuyên gia, nơi đầu tiên chúng đặt chân đến là New York.

Chỉ với số lượng cá thể ít, chuột cống vẫn có thể sinh sản đến chóng mặt. Tuổi thọ chúng khoảng hai năm nhưng có thể giao phối từ tháng thứ hai sau khi sinh. Chuột có thể sinh từ 8 đến 10 con non trong một lần, và mỗi năm thì có khoảng 6 lần như vậy, nhân lên hai năm thì mỗi chuột mẹ sẽ “hạ sinh” được khoảng 120 con trong suốt cuộc đời.

Chuột cống không mềm mại và hiền lành như chuột nhà hay sóc. Theo Tiến sĩ Jason Munshi-South, nhà sinh vật học tại Đại học Fordham, giống chuột này dữ dằn và hiếu chiến hơn nhiều, chúng sẵn sàng tấn công lẫn nhau. Có những con chuột đầy sẹo. Có con thì mất mắt, con thì mất đuôi. Cuộc sống của chúng khá khắc nghiệt. Và với hàm răng sắc nhọn, chúng sẽ gặm tường, cắn đứt dây điện, làm hỏng ô tô.

Chuột cống nhanh nhẹn và có thể nhảy cao tới 1m. Hang ổ của chúng thường có ba lối ra: một lối thoát chính và hai lối thoát hiểm.

Phần lớn nhất trên cơ thể của chuột cống nâu là hộp sọ, nghĩa là nếu đầu của nó có thể chui vừa với một cái lỗ hoặc khoảng trống, thì cơ thể của chúng cũng chui vừa vào đó.

Chuột hiện diện khắp nơi ở New York

Năm 1950, ước tính có khoảng 250.000 con chuột trong thành phố. Đã có vài nghiên cứu khác nhau về sự tăng trưởng gây sốc của chuột, một nghiên cứu năm 1997 ước tính dân số loài gặm nhấm tăng vọt lên 28 triệu, nhưng một nghiên cứu khác năm 2014 thì chỉ ra con số chỉ khoảng 2 triệu cá thể mà thôi.

Số lượng chuột không chỉ tăng lên, mà chúng còn gia tăng về phạm vi hoạt động. Năm 1974, chuột chỉ hoạt động trong khoảng 10% diện tích thành phố, nhưng tới nay đã tràn ra tới 90% thành phố.

Chuột thường không đi quá xa nơi ở của chúng, phạm vi tối đa là 200 mét. Vậy nên những con chuột bạn nhìn thấy vào buổi sáng vẫn có thể chính là những con chuột bạn nhìn thấy vào ban đêm.

Những chính sách về tiêu hủy rác thải những năm 1970 là nguyên nhân lớn nhất làm gia tăng số lượng chuột trong thành phố. Chính phủ liên bang đã thông qua Đạo luật Không khí Sạch năm 1970 và cấm các tòa nhà chung cư ở New York sử dụng lò đốt để tiêu hủy rác. Thêm vào đó, thành phố triển khai sử dụng túi nhựa đựng rác vào năm 1971, mà chuột thì có thể dễ dàng xé rách túi để lục tìm đồ ăn thừa. Số lượng túi nhựa, rác thải cứ thế tăng lên, mà đây chính là “nguồn cung” tuyệt vời cho họ nhà chuột.

Không ngờ New York xa hoa lại có số lượng chuột cống gây bệnh nhiều kinh ngạc, tăng 800% trong 65 năm, thành phố dùng đủ phương pháp giảm thiểu nhưng vô tác dụng - Ảnh 4.

Số lượng túi nhựa, rác thải cứ thế tăng lên, mà đây chính là “nguồn cung” tuyệt vời cho họ nhà chuột.

Một nguyên nhân khác là biến đổi khí hậu. Vào mùa đông, chuột khó tìm thức ăn, chu kỳ sinh sản thì giảm xuống. Khi nền nhiệt trên Trái Đất nóng lên, mùa đông dần ấm hơn, tạo điều kiện để chuột sinh sôi nảy nở thuận lợi.

Những biện pháp đối phó

Trong vài thập kỷ qua, các thị trưởng New York đã cố gắng đảm nhận trọng trách ngăn chặn sự bùng nổ. Năm 1997, thị trưởng lúc bấy giờ là Rudy Giuliani đã bỏ ra 8 triệu (188 tỉ VND) và thành lập một đội đặc nhiệm, sử dụng ba loại thuốc độc khác nhau để diệt chuột.

Vào năm 2017, Thị trưởng Bill de Blasio đã tốn 32 triệu đô (752 tỉ VND) cho công tác diệt chuột. Một trong những phương pháp của ông là nhét đá khô vào các cửa hang chuột, khiến chúng chết ngạt do khí carbon dioxide. Phương pháp này khá hiệu quả, nhưng tốn nhiều công sức. 

Không ngờ New York xa hoa lại có số lượng chuột cống gây bệnh nhiều kinh ngạc, tăng 800% trong 65 năm, thành phố dùng đủ phương pháp giảm thiểu nhưng vô tác dụng - Ảnh 5.

Rudy Giuliani và cựu Thị trưởng John Lindsay

Trước khi trở thành thị trưởng hiện tại, Eric Adams đã đề xướng một phương pháp diệt chuột mới tên Ekomille - dụ chuột vào bẫy bằng thức ăn rồi đẩy chúng xuống thùng chất lỏng có cồn ở bên dưới để dìm chết. Một bẫy Ekomille có thể xử lý tới 30 con chuột.

Nhưng phương pháp này vô tác dụng khi một thử nghiệm cho thấy cái thùng chứa có thể bị phá huỷ bởi một con chuột lớn. Và rồi kế hoạch bị bãi bỏ.

Không ngờ New York xa hoa lại có số lượng chuột cống gây bệnh nhiều kinh ngạc, tăng 800% trong 65 năm, thành phố dùng đủ phương pháp giảm thiểu nhưng vô tác dụng - Ảnh 6.

Bẫy Ekomille

Không ngờ New York xa hoa lại có số lượng chuột cống gây bệnh nhiều kinh ngạc, tăng 800% trong 65 năm, thành phố dùng đủ phương pháp giảm thiểu nhưng vô tác dụng - Ảnh 7.

Thị trưởng New York, Bill de Blasio

Trong những năm qua, những người dân cũng đã thành lập các tổ chức để săn chuột bằng cách sử dụng chó nghiệp vụ. Tuy nhiên biện pháp này không giải quyết được lũ chuột trên phạm vi toàn thành phố mà chỉ ở một số vùng mà thôi.

Không ngờ New York xa hoa lại có số lượng chuột cống gây bệnh nhiều kinh ngạc, tăng 800% trong 65 năm, thành phố dùng đủ phương pháp giảm thiểu nhưng vô tác dụng - Ảnh 8.

Chó nghiệp vụ chỉ giải quyết được chuột ở một số vùng

Tình hình ở New York càng tồi tệ hơn trong thời đại dịch. Những túi rác bị bỏ lại chất đống ngoài đường do thiếu người dọn dẹp và do thói quen ăn uống ngoài trời, dẫn đến việc chuột xuất hiện tràn lan trên khắp đường phố.

Theo Bộ Y tế, chỉ có một cách để ngăn chặn lũ chuột, chính là bỏ đói chúng. Nhưng ở một thành phố ngập rác như New York, thì điều này không dễ thực hiện chút nào. 

Hạ Khương

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›