- Cảnh báo cuộc gọi lừa đảo chuẩn hoá thuê bao di động, khoá SIM chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng
- 9X xóm ngụ cư được tỷ phú Phạm Nhật Vượng “chọn mặt gửi vàng” làm CEO của GSM: 18 tuổi thành lập nhà máy dệt riêng, 27 tuổi đầu quân cho Vingroup, là nhân tài được Forbes vinh danh
- Cụ ông 80 tuổi làm giàu từ 'đồ giả': Giúp cả làng ăn nên làm ra, một năm kiếm về hơn 500 tỷ đồng nhờ hàng nhái
- Đã có hơn 1.000 trẻ mắc virus hợp bào hô hấp: 5 dấu hiệu điển hình để nhận biết bệnh
Trước khi đến bệnh viện 2 tuần, người phụ nữ vẫn khoẻ mạnh và chỉ thấy đau lưng. Không ai ngờ, bên trong cơ thể bệnh nhân lại là khối ung thư đã phát triển tới giai đoạn cuối.
Ung thư phổi là căn bệnh ung thư thường gặp trên thế giới. Theo thống kê của năm 2020, tỉ lệ ung thư phổi ở nam giới đứng đầu trong các loại ung thư là 17,3%, còn ở nữ giới ung thư phổi chiếm 8,4%, xếp thứ 2 sau ung thư vú.
Tại Việt Nam, tỉ lệ ung thư phổi xếp hàng thứ 2 ở cả hai giới. Ung thư phổi tiên lượng nặng, thường phát hiện ở giai đoạn muộn, chỉ khoảng 15% phát hiện giai đoạn sớm. Chính vì vậy tầm soát ưng thư phổi là một vấn đề hết sức quan trọng.
Thời gian vừa qua, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp bệnh nhân nữ mắc ung thư phổi đã di căn vô cùng nghiêm trọng.
Theo đó, bệnh nhân là N.T.T (60 tuổi), tiền sử khỏe mạnh. Trước khi vào viện 2 tuần, bà T. xuất hiện đau cột sống thắt lưng, đau ngực phải, khó thở nhẹ, không ho, không sốt, mệt mỏi.
Bệnh nhân đi khám, được chẩn đoán xẹp đốt sống D12, nên đã được bơm xi măng vào thân đốt sống D12 tại Bệnh viện đa khoa Bắc Ninh. Sau đó, bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính lồng ngực thì phát hiện có u thùy trên phổi phải. Sau đó bệnh nhân được nhập viện vào Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai.
Qua thăm khám và tiến hành làm các xét nghiệm, các bác sỹ chẩn đoán xác định bệnh nhân mắc ung thư phổi phải di căn xương đa ổ, giai đoạn muộn (IV).
Sau 1 tháng điều trị, bệnh nhân đỡ đau tức ngực, đỡ đau thắt lưng, không ho, không khó thở. Sau 3 tháng bệnh nhân ổn định, hết đau ngực, hết đau thắt lưng, tăng 2 kg. Hiện tại bệnh nhân hoàn toàn không đau ngực, không khó thở, sinh hoạt bình thường và đang được tiếp tục điều trị theo phác đồ.
Dấu hiệu ung thư phổi di căn xương
Ung thư phổi di căn xương là tình trạng lây lan từ khối u nguyên phát đến xương qua đường máu hoặc hạch bạch huyết. Xương là vị trí di căn phổ biến thứ 3 sau gan và tuyến thượng thận, chiếm khoảng 30% - 40% những người bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Ung thư phổi di căn đến xương không thể chữa khỏi nhưng vẫn có phương pháp điều trị để kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
Cụ thể, nếu tế bào ung thư phổi di căn tới xương, bệnh nhân dễ có các biểu hiện sau:
Đau xương
Đau là triệu chứng đầu tiên và cũng là biến chứng cơ bản nhất của ung thư phổi di căn xương giai đoạn 4. Người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau ban đầu giống như cơ thể đang chịu tác động mạnh hoặc căng cơ. Tuy nhiên, triệu chứng đau sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu di căn xương ở cánh tay và chân, cơn đau sẽ nặng hơn khi người bệnh cử động. Nếu tế bào ung thư phổi di căn tới cột sống, bệnh nhân sẽ đau hơn vào ban đêm và sau khi nằm nghỉ.
Chèn ép tủy sống
Khối u thứ phát phát triển trong xương, chèn ép tủy sống có thể gây đau cho bệnh nhân khi đi lại, cử động, gây ngứa hoặc yếu chân. Nếu tủy sống bị chèn ép nghiêm trọng ở khu vực cột sống dưới, người bệnh có nguy cơ bị suy thoái ruột và bàng quang. Đây là trường hợp y tế khẩn cấp, nếu không điều trị kịp thời có thể để lại tổn thương vĩnh viễn cho bệnh nhân.
Gãy xương và tăng hàm lượng canxi trong máu
Trong một số trường hợp, gãy xương bệnh lý là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng ung thư phổi di căn xương. Nguyên nhân là do các tế bào ung thư lấy đi chất dinh dưỡng, thay thế mô xương khỏe mạnh, khiến xương suy yếu và dễ gãy. Tình trạng xương gãy có thể xảy ra mà không do bất kỳ chấn thương nghiêm trọng nào.
Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có biện pháp để nhận biết triệu chứng này. Cụ thể, khi xương bị phân hủy, canxi sẽ được giải phóng trực tiếp vào máu, làm tăng nồng độ canxi trong máu, gây nên các biểu hiện như: buồn nôn và nôn ói, nhầm lẫn, thường xuyên khát nước, cơ bắp yếu,... Kết hợp với tình trạng ung thư, việc vận động của bệnh nhân sẽ bị cản trở do gãy xương. Triệu chứng này làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối và thuyên tắc phổi.
Theo các bác sĩ của Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viên Bạch Mai, ung thư phổi không tế bào nhỏ là loại ung thư phổi thường gặp nhất, chiếm khoảng 80% tổng số ung thư phổi. Bên cạnh các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa chất, xạ trị thì các phương pháp điều trị mới như điều trị nhắm trúng đích, điều trị miễn dịch, liệu pháp sinh học… đang mở ra những cơ hội mới cho các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa.
Điều trị đích là biện pháp sử dụng các kháng thể đơn dòng hay thuốc phân tử nhỏ để gắn trực tiếp vào các điểm gắn đặc hiệu có ở các tế bào ung thư, từ đó làm cho tế bào ung thư bị tiêu diệt hoặc ngừng phát triển.
Ung thư phổi có tiên lượng nặng, thường phát hiện ở giai đoạn muộn nên làm giảm đáng kể tuổi thọ của bệnh nhân. Do đó, việc sàng lọc ung thư phổi rất quan trọng ở các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đối tượng sàng lọc cần được đánh giá cụ thể tránh việc sử dụng quá mức thăm dò. Đối tượng cần được hiểu về lợi ích và nguy cơ của việc sàng lọc trước khi đưa ra quyết định sàng lọc ung thư phổi.
3 người trong một gia đình cùng mắc ung thư: Thủ phạm ‘quen mặt’ ở ngay trong bếp, có thể gây vô sinh cả nam và nữTags