- Bỏ việc đi bán hàng rong để khỏi cần chấm công, thu nhập cao hơn lương văn phòng
- 60% người thu nhập cao đều có chung một thói quen: Đi làm sớm hơn 2 giờ được ghi nhận gấp nhiều lần so với tăng ca thêm 2 tiếng
- Sau 40 tuổi vẫn nghèo là do lỗi của bạn: Có 4 thói quen này khó mà giàu được, nếu cứ duy trì dù thu nhập cao đến đâu vẫn ‘nghèo bền vững’
Sống ở đâu không quan trọng bằng việc bạn học cách kiếm tiền và tiết kiệm trong chi tiêu!
"Sài Gòn dễ sống hơn Hà Nội nhiều!" Đó là câu nói mê hoặc mình khi nghe từ đám bạn cùng chang lứa. Ai cũng bảo mình vào Nam đi, không những dễ kiếm việc mà còn lương cao. Quan trọng là chỉ cần có khả năng thì tiền dễ kiếm hơn hẳn. Nhưng chẳng ai nói với mình, là chi phí đi đôi với cơ hội. Quả thực, trải nghiệm sống trong TP.HCM một năm đã cho mình nhiều bài học về tài chính. Đặc biệt là chuyện chi tiêu." Đây là lời chia sẻ từ Phương Hà (24 tuổi) hiện đang làm thiết kế hình ảnh cho 1 công ty truyền thông.
Là một người đã chuyển vào TP.HCM sống được 5 năm, Đào Xuân (28 tuổi, IT) cho biết: "Mình học tập ở Hà Nội, nhưng quyết định vào TP.HCM kiếm việc vì thấy trong đây lương cao hơn, cơ hội cũng nhiều hơn." Và cũng không phụ lòng, 5 năm mình Đào Xuân đã có cho mình 1 công việc ổn định, kiếm hơn 100 triệu/tháng. Hơn nữa, Xuân cũng vừa đặt cọc 1 chiếc xe ô tô mà không cần phải xin bố mẹ. "Đây là điều làm mình tự hào nhất kể từ ngày quyết định vào Nam."
Mức lương cao gấp 6 lần sau khi chuyển việc vào TP.HCM
Phương Hà là người gốc Bắc nên cảm nhận rõ ràng về sự khác biệt giữa Hà Nội - TP.HCM. "Chỉ 1 năm thôi nhưng mình gần như thay đổi lối sống hoàn toàn. Nhất là trong chuyện kiếm tiền và chi tiêu.
Mình không nghĩ rằng mức lương chênh lệch giữa Hà Nội và TP.HCM cho cùng 1 vị trí lại khác biệt đến thế. Vài ba triệu đã là một con số không nhỏ với người mới ra trường đi xin việc. Cùng 1 vị trí thiết kế hình ảnh, lúc làm ở Hà Nội mình cũng chỉ nhận được mức lương cứng là 11 triệu/tháng. Nhưng ở TP.HCM, con số này là 18 triệu/tháng, chưa kể chế độ đãi ngộ cho nhân viên cũng rất tốt. Hoặc cũng do may mắn mà bản thân mình có được công việc với mức lương khởi điểm tốt hơn so với bạn học đại học một chút. Tuy vậy, số tiền tiêu ra cũng kinh người nếu không biết quản lý chi tiêu.”
Còn với Đào Xuân, mức lương được x5 khi anh chuyển việc vào TP.HCM: "Quả thực đây là 1 bước chuyển lớn trong công việc của mình. Ngày đó nhận được thư mời phỏng vấn mà tay chân run rẩy. Vì ít có công ty nào chịu chi đến 25 triệu/tháng cho 1 nhân viên vừa vào nghề được 1 năm.
Cơ hội này đến sau khi mình tham gia 1 cuộc thi về an toàn thông tin. Dù không phải giải cao gì, nhưng mình để lại một dấu ấn nhỏ trong lúc phá bug (lỗi). May mắn sao, điều này lọt vào mắt của 1 công ty chuyên về phát triển phần mềm. Kỳ thực lúc đó mình vui phát điên vì không nghĩ, ở tuổi 23 đã nhận được lời mời làm việc của 1 công ty có tiếng. Mức lương và phúc lợi khiến mình phải trầm trồ. Chỉ là sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm non nớt nhưng lại được giao cho vị trí mà nhiều đàn anh mơ ước. Cũng đánh dấu cho sự nghiệm khi Nam tiến của mình. Hiện tại, mức lương đã gấp 5,6 lần hồi mới vào nghề. Gần đây nhất, mình cũng đã vừa đặt cọc 1 chiếc xe ô tô mà bản thân ao ước từ lâu.”
Cú sốc về chi tiêu và cách quản lý tài chính nếu sống ở TP.HCM
"Thực ra ở đâu cũng tốn kém. Dù kiếm được nhiều hơn từ khi vào TP.HCM, nhưng mức chi tiêu cũng phải gọi là khủng khiếp." Đào Xuân bày tỏ quan điểm.
Sống ở Quận 1 nên chi phí hàng tháng Xuân phải bỏ ra khá cao. Anh chia sẻ: "Hiện tại mình vẫn ở nhà thuê, vì chưa có ý định định cư luôn trong Nam. Ước mơ của mình vẫn là về nơi nào đó yên bình để xây tổ ấm. Chi phí thuê nhà ở Quận 1 quả thực là rất đắt. Hàng tháng mình cũng tốn hơn chục triệu đồng cho nhà cửa. Chưa kể đến những chi phí cho tiền ăn, sinh hoạt cơ bản, 1 tháng ít cũng phải 6-7 triệu. Mình không có thói quen ăn ngoài nhiều, nhưng những buổi giao lưu, bạn bè thì không thể tránh hết được. Cái gì tối ưu được thì tiết kiệm, nhưng riêng quan hệ thì không. Thêm nữa là khoản tiền chi tiêu cho mua sắm. Mình không mua nhiều đồ vật, trang sức hay quần áo. Mà dồn tiền để đầu tư cho thiết bị làm việc. Mỗi lần thay máy tính, ước chừng cũng phải bỏ ra vài chục triệu.
Với mức lương hiện tại, chi tiêu cho 1 tháng mình tốn cũng chỉ khoảng 30%. Mình ưu tiên việc tiết kiệm, ít nhất cũng phải 40% trên tổng thu nhập. Vì thế nên sau 3 năm, mình đã có tiền để mua ô tô. Việc tiết kiệm diễn ra hết sức suôn sẻ, vì là con trai mà lại độc thân, không tốn kém. Dù 1 lần đầu tư cho máy móc cũng tốn vài chục triệu, cũng chỉ bằng tiền quần áo, mỹ phẩm của chị em trong vài tháng. Mình thích những thứ đơn giản, nên nhà cửa không trang hoàng gì nhiều (cũng vì ở thuê mà, càng ít đồ càng tiện). Quần áo 1 năm cũng chỉ vài bộ, chủ yếu là thoải mái, dễ mặc. Đó cũng gần như là các khoản chi phí mình chi trả cho cuộc sống rồi. Quan trọng nhất, vẫn cứ là tối giản cho cuộc sống của mình thì hơn. Đây cũng là phong cách viết code của mình."
Còn về phần Phương Hà, trừ lúc mới bị mất điện thoại vì bị giật trong TP.HCM, cô nàng gần như không mất tiền oan thêm lần nào nữa, tập trung vào tiết kiệm.
Mình tiết kiệm là cho tương lai, cho chính bản thân mình. Nên không cảm thấy khổ sở gì cả. Mình yêu TP.HCM và muốn gắn bó với nó vài năm nữa. Nên mình không muốn ở đây với 1 chiếc ví rỗng sau khi về. Mức sống trong TP.HCM cao hơn nhiều so với ngoài Bắc. Chi phí cho mỗi lần ăn ngoài cực kỳ tốn kém, nếu muốn ăn ngon có khi phải chi vài trăm ngàn cho 1 bữa. Hoặc những lần tụ tập, vui chơi với bạn bè. Cuộc sống về đêm ở TP.HCM có thể khiến túi bạn cháy sạch dù mới nhận lương. Bạn bè xung quanh mình có người sống như vậy nên mình rất sợ. Vì thế, mình luôn hạn chế những buổi tụ tập chẳng đâu vào đâu, ít ăn ngoài, mua sắm.” Ở đâu cũng có điều này điều kia. Nhưng nếu muốn có tiền tiết kiệm khi sống ở TP.HCM, bạn nhất định phải học cách quản túi tiền của mình thật chắc!
Tags