(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 21/7, Hội xuất bản Việt Nam Văn phòng khu vực phía Nam và NXB, nhà in và các đơn vị phát hành đã có cuộc toạ đàm về Bộ luật hình sự 2015, đặc biệt là điều 344 trong Bộ luật hình sự 2015 liên quan đến ngành xuất bản. Nhiều ý kiến đồng thuận không “hình sự hoá” ngành xuất bản.
- Sáng nay, khai mạc Hội chợ sách Quốc tế: Xuất bản thời toàn cầu hóa
- 5 nhà xuất bản lớn nhất thế giới dự Hội sách Quốc tế Việt Nam
Cụ thể, như điều 117 ở khoản 3 quy định: “Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 1 đến 5 năm”. Rất nhiều đại biểu cho rằng, luật cần dùng câu chữ thể hiện sự khẳng định, nhưng khoản 3 trong điều 117 dùng từ “người chuẩn bị phạm tội” thì có nghĩa là gì?
Trong điều 344 về “Tội vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản” nêu rõ phạt tiền từ 20 – 200 triệu đồng và phạt tù tối đa 2 năm.
Trong điểm e quy định: “Không nộp xuất bản phẩm lưu chiểu nhưng vẫn phát hành xuất bản phẩm, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”. Điểm a: “Không tuân thủ quy định về biên tập và duyệt bản thảo nhưng vẫn xuất bản phẩm, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”...
Sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo bị làm giả. Ảnh: Minh Tú - TTXVN
Ông Lê Văn Tròn, Phó Chủ tịch Hội in TP.HCM, cho rằng: “Nhà in chỉ in sách khi có cấp phép của nhà xuất bản. Còn nhà phát hành sách khi sách đã được in. Trong khi Bộ luật hình sự 2015 quy định có liên quan đến ngành in, vốn đã là ngành kinh doanh có điều kiện và ngành phát hành. Tôi thấy “hình sự hoá” ngành xuất bản là không cần thiết”.
Ông Nguyễn Huy Toàn, đại diện First News, đơn vị từng kiện một nhà in vì in lậu sách, cho rằng “Không cần thiết hình sự hoá ngành xuất bản như điều 344. Vì in lậu đã có luật chế tài trong việc làm hàng lậu và hàng giả”.
Buổi toạ đàm đã được ghi âm đầy đủ để chuyển cho đại biểu Quốc hội, luật sư Trương Trọng Nghĩa trình lên Quốc hội. Vì đang họp Quốc hội nên luật sư Nghĩa không tham dự buổi toạ đàm như dự kiến.
Thanh Kiều
Thể thao & Văn hóa
Tags