- Sếp hỏi khó: “Với 1 mẫu đất trống tại làng quê, làm cách nào để kiếm được 350 triệu đồng mỗi tháng?”, ứng viên trúng tuyển có câu trả lời "đi vào lòng người"
- "Gã lang băm" ở Harvard và hiệu ứng giả dược: Khi nào thì niềm tin thực sự có thể chữa bệnh?
- Những tượng đài làng game khi bước lên di động: Số ít này thành công, phần lớn là thất bại
Thoạt nhìn ngôi làng xinh đẹp này không có vẻ gì bất thường, nhưng điều đáng chú ý chính là việc người dân đôi khi quên mất họ là ai.
Ngôi làng bình thường nhưng cũng ‘bất thường’
Cư dân Hogeweyk, ngôi làng ở Weesp, cách thủ đô Amsterdam, Hà Lan nửa giờ đi xe có một cuộc sống gần như bình thường. Họ đi đến cửa hàng tạp hóa, phàn nền về thời tiết, và tận hưởng cuối tuần với trò bingo. Điểm khác biệt duy nhất giữa 152 cư dân ở đây và những người sống ngoài làng chính là họ mắc đều mất trí nhớ do sa sút trí tuệ và Alzheimer.
Hogeweyk thực chất là một viện dưỡng lão được ngụy trang để trông giống một ngôi làng thật. Điều này giúp những bệnh nhân có một cuộc sống dễ dàng hơn trong những năm tháng còn lại của cuộc đời.
Theo Open Culture, những người mắc chứng mất trí nhớ không có khả năng tham gia tích cực vào các cuộc trò chuyện, duy trì hoạt động hàng ngày và thể chất của chính họ. Họ dễ bị thay đổi tâm trạng đột ngột, cáu kỉnh, lo lắng, thậm chí bị ảo tưởng. Chính vì vậy việc sinh sống của người bệnh giữa người bình thường là rất khó khăn.
Hogeweyk được thành lập năm 1993 ban đầu cũng là một viện dưỡng lão truyền thống. Nhưng các nhân viên nhận ra có một cách tốt hơn để chăm sóc những bệnh nhân. Nữ nhân viên Yvonne Van Amerongen, người từng làm việc lâu năm trong viện dưỡng lão, đã nảy ra ý tưởng chuyển đổi nhà dưỡng lão truyền thống thành một nơi đáng sống hơn.
Ngôi làng này có 23 căn nhà, 6-7 cư dân mỗi căn và sẽ luôn có 1 người nấu nướng, đưa họ đi đến các sự kiện đặc biệt, giúp đỡ những người cao tuổi mua sắm và đảm bảo sự an toàn cho họ. Hogeweyk có đầy đủ cửa hàng, nhà hàng, nhà hát, tiệm cắt tóc, nha khoa và nhiều khu vườn cho cư dân. Hệ thống camera cũng được lắp đặt khắp mọi nơi để giám sát người bệnh.
Hogeweyk được thành lập năm 1993 như một viện dưỡng lão truyền thống. Nhưng các nhân viên nhận ra có một cách tốt hơn để chăm sóc những bệnh nhân. Nữ nhân viên Yvonne Van Amerongen, người từng làm việc lâu năm trong viện dưỡng lão, đã nảy ra ý tưởng chuyển đổi nhà dưỡng lão truyền thống thành một nơi đáng sống hơn.
“Chúng tôi tự hỏi bản thân “Chúng ta mong muốn điều gì cho chính mình và bố mẹ mình”, người quản lý Eloy van Hal nói với Business Insider.
Mô hình chăm sóc y tế nhân văn
Các nhân viên tại Hogeweyk được đào tạo để chú trọng vào những gì cư dân có thể làm, không phải những gì họ không thể. Họ chính là nhân viên nhà hàng, y tá, thợ làm tóc… hỗ trợ cư dân ở mọi nơi. Người phụ trách chăm sóc sẽ giúp cư dân sử dụng đồng tiền nội bộ để cư dân mua hàng trong một siêu thị đầy đủ chức năng.
Người quản lý cho biết cư dân cũng có thể sử dụng tiền mặt nếu họ muốn nhưng chỉ số ít đủ minh mẫn để làm điều đó. Một lượng tiền nội bộ sẽ được phân phát cho từng ngôi nhà mỗi tháng. Với sự giúp đỡ của nhân viên, các cư dân’ sẽ lập ngân sách phù hợp với nhu cầu của họ.
“Đối với chúng tôi, điều quan trọng nhất là hỗ trợ các cư dân trải nghiệm một ngày bình thường, một ngày mà họ thích thú và một ngày mà họ tỉnh táo”, van Hal nói. Người này cũng cho biết đội ngũ y tế cố gắng phục vụ từng cư dân dựa trên nhu cầu riêng của họ.
Mục tiêu của tất cả những hoạt động này là để duy trì cảm giác tự chủ như một người bình thường, một điều rất quan trọng trong việc chăm sóc người sa sút trí tuệ. Theo Psychology Today, người bệnh sống tại ngôi làng này “cần ít thuốc và trở nên bình tĩnh hơn”.
Nhiều chuyên gia về bệnh Alzheimer cũng đánh giá Hogeweyk là “một môi trường gợi sự thân quen và an toàn, trong đó người mắc chứng mất trí nhớ giữ được cá tính riêng và sự tự chủ nhiều nhất có thể”.
Mỗi ngày các cư dân Hogeweyk có thể đi lang thang khắp các khu phố, mua sắm, đi dạo trong công viên, ăn uống hoặc làm việc nếu họ muốn. Những người mắc bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ được khuyến khích duy trì hoạt động thể chất để giữ cho tâm trí và cơ thể của họ hoạt động.
Ngoài ra, nhiều hoạt động như chơi lô tô, các câu lạc bộ xã hội, biểu diễn nghệ thuật cũng thường xuyên được tổ chức để các cư dân có cơ hội giao lưu với nhau. Những hoạt động này sẽ giúp người cao tuổi tránh xa nỗi cô đơn - thứ khiến bệnh tình của họ nặng hơn.
Mô hình nhân văn tại Hogeweyk trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều “ngôi làng mất trí” khác trên thế giới như Korongee Dementia ở Úc, làng Landais Alzheimer ở Pháp…
Tags